Trình tự, thủ tục thanh tra lại theo quy định mới nhất ra sao? Thời gian thực hiện là bao lâu?
Trình tự, thủ tục thanh tra lại theo quy định mới nhất ra sao?
Căn cứ Nghị định 43/2023/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra 2022.
Trình tự, thủ tục thanh tra lại được quy định tại Điều 21 Nghị định 43/2023/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Trình tự, thủ tục thanh tra lại
1. Trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra lại được quy định như sau:
a) Ban hành quyết định thanh tra;
b) Công bố quyết định thanh tra;
c) Xây dựng và gửi đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo;
d) Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra;
đ) Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu;
e) Báo cáo kết quả thanh tra;
g) Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra;
h) Ban hành kết luận thanh tra;
i) Công khai kết luận thanh tra.
2. Việc thực hiện trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra lại quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại các mục 2, 3 và 4 của Chương IV Luật Thanh tra.
Như vậy, trình tự, thủ tục thanh tra lại được thực hiện theo 09 bước sau:
- Bước 1: Ban hành quyết định thanh tra
- Bước 2: Công bố quyết định thanh tra
- Bước 3: Xây dựng và gửi đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo
- Bước 4: Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra
- Bước 5: Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu
- Bước 6: Báo cáo kết quả thanh tra
- Bước 7: Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra
- Bước 8: Ban hành kết luận thanh tra
- Bước 9: Công khai kết luận thanh tra.
Nội dung cụ thể từng bước sẽ được thực hiện theo mục 2, mục 3 và mục 4 Chương IV Luật Thanh tra 2022.
Trình tự, thủ tục thanh tra lại theo quy định mới nhất ra sao? Thời gian thực hiện là bao lâu? (Hình từ Internet)
Thời gian thực hiện thanh tra lại là bao lâu?
Căn cứ quy định tại Điều 20 Nghị định 43/2023/NĐ-CP như sau:
Thời hạn thanh tra lại
1. Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành không quá 45 ngày.
2. Cuộc thanh tra do Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh tiến hành không quá 30 ngày.
Như vậy, thời gian thực hiện thanh tra lại là 45 ngày đối với cuộc thanh tra Chính phủ, 30 ngày đối với cuộc thanh tra Bộ, tỉnh.
Căn cứ để thực hiện thanh tra lại được xác định ra sao?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Thanh tra 2022, có 05 căn cứ để thực hiện thanh tra lại.
Cụ thể:
- Có vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục;
- Có sai lầm trong áp dụng pháp luật khi kết luận;
- Nội dung kết luận không phù hợp với chứng cứ thu thập trong quá trình tiến hành thanh tra;
- Người tiến hành thanh tra cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ việc hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;
- Đối tượng thanh tra có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng nhưng chưa được phát hiện đầy đủ qua thanh tra.
Việc xác định các căn cứ nêu trên được hướng dẫn tại Điều 19 Nghị định 43/2023/NĐ-CP như sau:
Căn cứ thanh tra lại
Căn cứ thanh tra lại theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Thanh tra, cụ thể như sau:
1. Có vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục trong quá trình tiến hành thanh tra dẫn đến sai lệch về nội dung của kết luận thanh tra bao gồm: không xây dựng và gửi đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo; không thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra; không kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu; không có báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra.
2. Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật khi kết luận thanh tra bao gồm: áp dụng không đúng quy phạm của pháp luật hoặc áp dụng văn bản pháp luật đã hết hiệu lực dẫn đến sai lệch về nội dung của kết luận thanh tra.
3. Nội dung trong kết luận thanh tra không phù hợp với những chứng cứ thu thập được trong quá trình tiến hành thanh tra dẫn đến việc đánh giá không đúng, tăng nặng, giảm nhẹ hoặc bỏ qua hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng thanh tra hoặc kiến nghị xử lý không phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm đã được phát hiện.
4. Người tiến hành thanh tra cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ việc là hành vi thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, hủy hoặc làm hư hỏng các thông tin, tài liệu, chứng cứ của cuộc thanh tra hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung hồ sơ vụ việc.
5. Cơ quan thanh tra cấp trên hoặc cơ quan có thẩm quyền khác phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật của đối tượng thanh tra nhưng chưa được phát hiện đầy đủ qua thanh tra theo nội dung ghi trong quyết định thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra của Đoàn thanh tra trước đó.
Như vậy, việc thanh tra lại được thực hiện khi xác định được 01 trong 05 căn cứ nêu trên.
Nghị định 43/2023/NĐ-CP khi nào được chính thức áp dụng?
Về hiệu lực thi hành, căn cứ Điều 69 Nghị định 43/2023/NĐ-CP như sau:
Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2023.
Như vậy, quy định mới tại Nghị định 43/2023/NĐ-CP được áp dụng kể từ ngày 15/8/2023.
Xem toàn bộ Nghị định 43/2023/NĐ-CP Tại đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề án của Kiểm toán nhà nước là gì? Thời hạn lấy ý kiến để xây dựng, hoàn thiện nội dung đề án của Kiểm toán nhà nước là bao lâu?
- Trình tự thủ tục Công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 2025 theo Quyết định 35 như thế nào?
- Thi đua chuyên đề là gì? Phạm vi tổ chức thi đua chuyên đề của Dân quân tự vệ được quy định như thế nào?
- Mẫu biên bản họp giải thể công ty cổ phần? Biên bản họp giải thể công ty cổ phần phải được gửi cho ai?
- Trách nhiệm khai báo sử dụng thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động? Nguyên tắc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động?