Trình tự kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở cơ quan thuế bằng phần mềm phân tích thông tin rủi ro như thế nào?
Lập kế hoạch kiểm tra hồ sơ thuế năm tại trụ sở cơ quan thuế bằng phần mềm phân tích thông tin rủi ro như thế nào?
Căn cứ tại tiết 1.2 Tiểu mục 1 Mục II Phần II Quy trình kiểm tra thuế ban hành kèm theo Quyết định 970/QĐ-TCT năm 2023 về việc lập kế hoạch kiểm tra hồ sơ thuế năm tại trụ sở cơ quan thuế bằng phần mềm phân tích thông tin rủi ro như sau:
- Lựa chọn người nộp thuế để lập kế hoạch kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở cơ quan thuế từ kết quả phân tích rủi ro bằng ứng dụng hỗ trợ lập kế (Ứng dụng TPR và các ứng dụng hỗ trợ lập kế hoạch khác):
+ Trên cơ sở danh sách người nộp thuế được lựa chọn từ kết quả phân tích rủi ro bằng ứng dụng hỗ trợ lập kế hoạch (Ứng dụng TPR và các ứng dụng hỗ trợ lập kế hoạch khác), sau khi đã loại trừ người nộp thuế thuộc danh sách kế hoạch thanh tra, kiểm tra, chuyên đề thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế, công chức thuế được giao nhiệm vụ kiểm tra thuế thực hiện phân tích các tiêu chí rủi ro của ứng dụng để lựa chọn người nộp thuế lập kế hoạch kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở cơ quan thuế theo tỷ lệ %/tổng số người nộp thuế rủi ro cao còn lại.
+ Việc lựa chọn kế hoạch kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở cơ quan thuế được ưu tiên thứ tự rủi ro cao, kết hợp xem xét lựa chọn người nộp thuế đã quá 05 (năm) năm chưa được thanh tra, kiểm tra thuế.
+ Hàng năm, Tổng cục Thuế quy định tỷ lệ lựa chọn người nộp thuế để lập kế hoạch kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở cơ quan thuế phù hợp với yêu cầu thực tế quản lý thuế.
+ Trường hợp sử dụng nhiều ứng dụng để lập kế hoạch, các ứng dụng cho kết quả chấm điểm rủi ro khác nhau, thì lựa chọn các kết quả rủi ro cao theo từng ứng dụng để lựa chọn lập danh sách người nộp thuế kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở cơ quan thuế.
- Danh sách người nộp thuế được lựa chọn để kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở cơ quan thuế không trùng lặp với danh sách người nộp thuế thuộc kế hoạch thanh tra, kiểm tra, chuyên đề thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế của cơ quan thuế và cơ quan quản lý cấp trên.
- Danh sách người nộp thuế để kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế nêu trên phải được Lãnh đạo bộ phận kiểm tra thuế trình Thủ trưởng cơ quan thuế trước ngày 25 tháng 12 hàng năm theo mẫu số 01/QTKT ban hành kèm theo quy trình kiểm tra thuế.
Thủ trưởng cơ quan thuế ký duyệt danh sách người nộp thuế thuộc kế hoạch kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế trước ngày 30 tháng 12 hàng năm.
Danh sách người nộp thuế để kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở cơ quan thuế có thể điều chỉnh tùy thuộc vào thực tế phát sinh và phát hiện các hành vi vi phạm về thuế tại địa phương hoặc bổ sung, điều chỉnh khi thực hiện chạy ứng dụng hỗ trợ để lập kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế.
Việc bổ sung, điều chỉnh danh sách người nộp thuế kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở cơ quan thuế do Thủ trưởng cơ quan thuế trực tiếp quản lý quyết định.
Trình tự kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở cơ quan thuế bằng phần mềm phân tích thông tin rủi ro như thế nào?
Trình tự kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở cơ quan thuế theo Quy trình kiểm tra thuế mới nhất 2023?
Căn cứ tại tiết 1.3 Tiểu mục 1 Mục II Phần II Quy trình kiểm tra thuế ban hành kèm theo Quyết định 970/QĐ-TCT năm 2023 có quy định về trình tự kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở cơ quan thuế năm 2023 như sau:
Trình tự kiểm tra, lựa chọn người nộp thuế rủi ro cao bằng ứng dụng hỗ trợ kiểm tra toàn bộ cho một loại hồ sơ thuế (Ứng dụng kiểm tra hồ sơ thuế giá trị gia tăng tại trụ sở quan thuế và các ứng dụng hỗ trợ kiểm tra khác).
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ thuế:
- Chậm nhất là 25 ngày sau ngày kết thúc hạn nộp hồ sơ thuế, công chức thuế được giao nhiệm vụ kiểm tra thuế sử dụng phần mềm ứng dụng kiểm tra để kiểm tra, lập danh sách người nộp thuế có rủi ro cao.
- Kết thúc kiểm tra mỗi hồ sơ thuế, công chức thuế được giao nhiệm vụ kiểm tra thuế phải in nhận xét hồ sơ thuế theo mẫu số 02/QTKT kèm theo Quy trình này đối với hồ sơ thuế rủi ro cao.
Trên cơ sở hồ sơ thuế rủi ro cao, công chức thuế được giao nhiệm vụ kiểm tra thuế đối chiếu, so sánh với chính sách thuế, hồ sơ liên quan, thực tế quản lý, ... xét thấy không rủi ro hoặc rủi ro không cao thì ghi nhận xét, báo cáo Lãnh đạo bộ phận kiểm tra thuế lưu hồ sơ và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra của mình.
Bước 2: Xử lý kết quả kiểm tra, xác định trường hợp ra thông báo (lần 1):
- Đối với các hồ sơ thuế có tổng điểm rủi ro cao thực hiện Lập danh sách trên ứng dụng để kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở cơ quan thuế.
- Danh sách người nộp thuế kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở cơ quan thuế tại điểm này không phụ thuộc danh sách người nộp thuế kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở cơ quan thuế tại điểm a khoản 1.2 Mục II Phần II Quy trình. Tuy nhiên, cần kết hợp với kế hoạch thanh tra, kế hoạch kiểm tra và danh sách kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế tại các ứng dụng khác để thực hiện, đảm bảo tránh trùng lặp trong kiểm tra. Thứ tự ưu tiên thực hiện khi có trùng lặp:
(1) Danh sách thuộc kế hoạch thanh tra, kế hoạch kiểm tra, chuyên đề thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế,
(2) Danh sách kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế tại điểm a khoản 1.3 Mục II Phần II Quy trình,
(3) Danh sách kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế tại điểm b khoản 1.3 Mục II Phần II Quy trình.
- Danh sách người nộp thuế kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế phải được Lãnh đạo bộ phận kiểm tra thuế trình Thủ trưởng cơ quan thuế ký duyệt theo mẫu số 01/QTKT cùng Quyết định giao nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở cơ quan thuế cho từng Tổ kiểm tra thuế (mẫu số 03/QTKT ban hành kèm theo quy trình này).
- Trên cơ sở Quyết định giao nhiệm vụ kiểm tra, Tổ kiểm tra thuế báo cáo Lãnh đạo bộ phận kiểm tra thuế trình Thủ trưởng cơ quan thuế ra thông báo (lần 1) theo mẫu 01/KTT ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu người nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin tài liệu đối với các nội dung rủi ro phát hiện qua kiểm tra hồ sơ thuế.
Thời hạn ra quyết định xử phạt hành chính về thuế là khi nào?
Căn cứ tại Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi khoản 34 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020), thời gian ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế như sau:
Nếu kết quả kiểm tra thuế dẫn đến phải xử lý truy thu về thuế; xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì Thủ trưởng cơ quan thuế phải ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong thời hạn:
- Không quá 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày ký biên bản kiểm tra đối với trường hợp người nộp thuế không có yêu cầu giải trình hoặc ghi rõ ý kiến trong biên bản kiểm tra về việc không thực hiện quyền giải trình.
- Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày ký biên bản kiểm tra đối với trường hợp người nộp thuế có yêu cầu giải trình trong thời hạn theo quy định hoặc phải xác minh các tình tiết vi phạm hành chính
- Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày lập biên bản kiểm tra trong trường hợp kết quả kiểm tra có tình tiết đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ.
Sau đó, Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế được giao trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm và thông báo cho doanh nghiệp vi phạm trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày ra Quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghỉ việc điều trị tai nạn lao động 6 tháng thì bị chấm dứt hợp đồng lao động? Mẫu đơn xin thôi việc sau khi điều trị tai nạn lao động?
- Chưa có thẻ căn cước gắn chip thì thực hiện sinh trắc học như thế nào để sử dụng dịch vụ thanh toán?
- Người hành nghề điều dưỡng có văn bằng nào thì được kiểm tra đánh giá năng lực? Cơ quan nào thực hiện kiểm tra đánh giá năng lực?
- Bình đẳng giới trong gia đình là gì? Vi phạm quyền bình đẳng giới trong gia đình có bị xử phạt không?
- Mẫu đơn xin điều chỉnh thiết kế xây dựng mới nhất? 02 trường hợp được điều chỉnh thiết kế xây dựng?