Trình tự các bước xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế theo quy định mới nhất như thế nào?
Xác định số tiền chậm nộp thuế như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế và Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định về xác định số tiền chậm nộp thuế cụ thể như sau:
"Điều 21. Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế
1. Xác định tiền chậm nộp
Việc xác định số tiền chậm nộp được căn cứ vào số tiền thuế chậm nộp, số ngày chậm nộp và mức tính tiền chậm nộp quy định tại Điều 59 Luật Quản lý thuế. Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp đến ngày liền kề trước ngày người nộp thuế nộp tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước."
Theo Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 quy định:
(1) Các trường hợp phải nộp tiền chậm nộp bao gồm:
- Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định ấn định thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế;
- Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng số tiền thuế phải nộp hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện khai thiếu số tiền thuế phải nộp thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế phải nộp tăng thêm kể từ ngày kế tiếp ngày cuối cùng thời hạn nộp thuế của kỳ tính thuế có sai, sót hoặc kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế của tờ khai hải quan ban đầu;
- Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế đã được hoàn trả hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện số tiền thuế được hoàn nhỏ hơn số tiền thuế đã hoàn thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế đã hoàn trả phải thu hồi kể từ ngày nhận được tiền hoàn trả từ ngân sách nhà nước;
- Trường hợp được nộp dần tiền thuế nợ quy định tại khoản 5 Điều 124 của Luật này;
- Trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế do hết thời hiệu xử phạt nhưng bị truy thu số tiền thuế thiếu quy định tại khoản 3 Điều 137 của Luật này;
- Trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 142 của Luật này;
- Cơ quan, tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế chậm chuyển tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế vào ngân sách nhà nước thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền chậm chuyển theo quy định.
(2) Mức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp được quy định như sau:
- Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp;
- Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp quy định tại khoản 1 Điều này đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.
(3) Người nộp thuế tự xác định số tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định. Trường hợp người nộp thuế có khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 60 của Luật này.
(4) Trường hợp sau 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, người nộp thuế chưa nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thì cơ quan quản lý thuế thông báo cho người nộp thuế biết số tiền thuế, tiền phạt còn nợ và số ngày chậm nộp.
(5) Không tính tiền chậm nộp trong các trường hợp sau đây:
- Người nộp thuế cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, bao gồm cả nhà thầu phụ được quy định trong hợp đồng ký với chủ đầu tư và được chủ đầu tư trực tiếp thanh toán nhưng chưa được thanh toán thì không phải nộp tiền chậm nộp.
Số tiền nợ thuế không tính chậm nộp là tổng số tiền thuế còn nợ ngân sách nhà nước của người nộp thuế nhưng không vượt quá số tiền ngân sách nhà nước chưa thanh toán;
- Các trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 55 của Luật này thì không tính tiền chậm nộp trong thời gian chờ kết quả phân tích, giám định; trong thời gian chưa có giá chính thức; trong thời gian chưa xác định được khoản thực thanh toán, các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan.
(6) Chưa tính tiền chậm nộp đối với các trường hợp được khoanh nợ theo quy định tại Điều 83 của Luật này.
(7) Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện số tiền thuế phải nộp giảm thì được điều chỉnh số tiền chậm nộp đã tính tương ứng với số tiền chênh lệch giảm.
(8) Người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 1 Điều này được miễn tiền chậm nộp trong trường hợp bất khả kháng quy định tại khoản 27 Điều 3 của Luật này.
(9) Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế.
Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế được pháp luật hiện hành quy định gồm bao nhiêu bước?
Thông báo về tiền chậm nộp thuế như thế nào?
Khoản 2 Điều 21 Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế và Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định về thông báo về tiền tiền chập nộp thuế:
"Điều 21: Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế
...
2. Thông báo về tiền chậm nộp
Hằng tháng, cơ quan thuế thông báo về số tiền chậm nộp cùng với thông báo tiền thuế nợ (theo mẫu số 01/TTN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này) đối với người nộp thuế có khoản tiền thuế nợ đã quá thời hạn nộp 30 ngày trở lên. Đối với thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, cơ quan thuế thông báo về số tiền thuế nợ và số tiền chậm nộp của người nộp thuế là cá nhân, hộ gia đình thông qua tổ chức được uỷ nhiệm thu.
Để giải quyết các thủ tục hành chính cho người nộp thuế hoặc theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan thuế xác định và thông báo tiền thuế nợ đến thời điểm cơ quan thuế ban hành thông báo (theo mẫu số 02/TTN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này)."
Điều chỉnh giảm tiền chậm nộp thuế như thế nào?
Tại khoản 3 Điều 21 Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế và Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định về điều chỉnh giảm tiền chậm nộp thuế cụ thể như sau:
"Điều 21. Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế
...
3. Điều chỉnh giảm tiền chậm nộp
a) Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm nghĩa vụ thuế phải nộp thì người nộp thuế tự xác định số tiền chậm nộp được điều chỉnh giảm trên tờ khai bổ sung. Cơ quan thuế căn cứ thông tin quản lý nghĩa vụ của người nộp thuế để xác định số tiền chậm nộp được điều chỉnh giảm và thông báo cho người nộp thuế theo mẫu số 03/TTN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
b) Trường hợp cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền qua thanh tra, kiểm tra phát hiện số tiền thuế phải nộp giảm hoặc cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyết định, thông báo giảm số tiền thuế phải nộp thì cơ quan thuế thực hiện điều chỉnh giảm số tiền chậm nộp đã tính tương ứng với số tiền thuế chênh lệch giảm và thông báo cho người nộp thuế theo mẫu số 03/TTN ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này."
Như vậy, đối với câu hỏi của bạn thì khi xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế thì cần phải qua 3 bước bao gồm xác định số tiền chậm nộp thuế; thông báo về tiền chậm nộp thuế và điều chỉnh giảm tiền chậm nộp thuế.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?