Trình độ học vấn có gì khác so với trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa? Một số lưu ý khi điền thông tin vào sơ yếu lý lịch?
Trình độ học vấn là gì? Trình độ học vấn khác gì so với trình độ chuyên môn?
Hiện nay vẫn chưa có bất cứ quy định nào quy định về trình độ học vấn, tuy nhiên, cách hiểu dựa theo cách hiểu thông dụng nhất thì trình độ học vấn là trình độ, khả năng hiểu biết của một người nào đó.
Trình độ học vấn sẽ bao gồm trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn.
Thêm vào đó, căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Giáo dục năm 2019 hướng dẫn về hệ thống giáo dục quốc dân như sau:
“Điều 6. Hệ thống giáo dục quốc dân
1. Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
2. Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
a) Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;
b) Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;
c) Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;
d) Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia Việt Nam; quy định thời gian đào tạo, tiêu chuẩn cho từng trình độ đào tạo, khối lượng học tập tối thiểu đối với trình độ của giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định ngưỡng đầu vào trình độ cao đẳng, trình độ đại học thuộc ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe.”
Theo đó, hiểu một cách đơn giản trình độ học vấn cũng được xắp xếp theo lộ trình:
- Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;
- Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;
- Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;
- Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.
Hướng dẫn ghi trình độ văn hóa trong các mẫu đơn xin việc?
Thông thường khi tiến hành điền thông tin trong mẫu sơ yếu lý lịch thì trình độ văn hóa cần ghi như sau:
- Ghi 10/10 đối với người tốt nghiệp lớp 10 hệ 10 năm.
- Ghi 12/12 đối với người tốt nghiệp lớp 12 hệ 12 năm.
Đối với trình độ chuyên môn người ghi cần phải lưu ý là trình độ chuyên môn dùng là khả năng, năng lực về một chuyên ngành, lĩnh vực nào đó đã được đào tạo.
Đồng thời khi ghi trong sơ yếu lý lịch cần lưu ý:
+ Trình độ chuyên môn được chia thành nhiều cấp bậc như: Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân, Kỹ sư, Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp…
+ Cách ghi trình độ chuyên môn trong Sơ yếu lý lịch hay hồ Sơ xin việc là trình độ chuyên môn cao nhất tại thời điểm bạn khai và chuyên ngành đào tạo.
Trình độ học vấn có gì khác so với trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa? Một số lưu ý khi điền thông tin vào sơ yếu lý lịch? (Hình từ internet)
Hướng dẫn viết một số thuật ngữ hay bị nhầm lẫn trong sơ yếu lý lịch?
Ngoài những thông tin về trình độ học vấn mà người ghi tờ khai sơ yếu lý lịch có thể nhầm lẫn, các thuật ngữ như “quê quán”, “nơi tạm trú”, “thường trú”, “cư trú” cũng là những thông tin mà ghi tờ khai có thể hay bị nhẫm lẫn.
- Nơi tạm trú, cư trú, thường trú:
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Cư trú 2014 quy định về giải thích từ ngữ, theo đó các thuật ngữ tạm trú, cư trú, thường trú được hiểu như sau:
+ Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã).
+ Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.
+ Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú.
- Quê quán:
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 quy định về giải thích từ theo đó:
Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.
Để điền vào mục quê quán chính xác nhất trong sơ yếu lý lịch bạn có thể sử dụng thông tin về quê quán trong giấy khai sinh để sử dụng.
Như vậy, trên đây là những hiểu biết cũng như thông tin về trình độ học vấn mà bạn cần phải nắm bắt để tìm hiểu và điền thông trong sơ yếu lý lịch cho phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đăng ký thực hiện dự án đầu tư công trình năng lượng chuẩn Thông tư 27? Tải về mẫu?
- Mẫu phiếu biểu quyết về việc thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng? Tải về mẫu phiếu biểu quyết?
- Cơ cấu tổ chức của Quỹ Hỗ trợ nông dân có bao gồm Ban kiểm soát không? Nếu có thì thành viên Ban Kiểm soát do ai bổ nhiệm?
- 05 nguyên tắc thực hiện công tác xã hội trong trường học? Nội dung công tác xã hội trong trường học gồm những gì?
- Báo cáo kiểm toán nội bộ phải trình bày nội dung gì? Báo cáo kiểm toán nội bộ phải có chữ ký của ai?