Triệu chứng lao phổi giai đoạn đầu như thế nào? Hướng dẫn điều trị cho người bệnh lao có bệnh lý gan ra sao?

Triệu chứng lao phổi giai đoạn đầu như thế nào? Hướng dẫn điều trị cho người bệnh lao có bệnh lý gan ra sao? Thắc mắc của anh V.S ở Đà Nẵng.

Triệu chứng lao phổi giai đoạn đầu như thế nào?

Căn cứ tại tiểu mục 1.1 Mục 1 hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1314/QĐ-BYT năm 2020, các triệu chứng lao phổi giai đoạn đầu gồm có như sau:

- Ho kéo dài trên 2 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu) là triệu chứng nghi lao quan trọng nhất.

Ngoài ra có thể:

- Gầy sút, kém ăn, mệt mỏi.

- Sốt nhẹ về chiều.

- Ra mồ hôi “trộm” ban đêm.

- Đau ngực, đôi khi khó thở.

Trên đây là một số triệu chứng lao phổi giai đoạn đầu.

Triệu chứng lao phổi giai đoạn đầu như thế nào? Hướng dẫn điều trị cho người bệnh lao có bệnh lý gan ra sao?

Triệu chứng lao phổi giai đoạn đầu như thế nào? Hướng dẫn điều trị cho người bệnh lao có bệnh lý gan ra sao? (Hình từ internet)

Hướng dẫn điều trị lao cho người bệnh lao có bệnh lý gan ra sao?

Căn cứ tại tiểu mục 4.3 Mục 4 hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1314/QĐ-BYT năm 2020, hướng dẫn điều trị cho người bệnh lao có bệnh lý gan như sau:

(1) Nếu người bệnh có tổn thương gan nặng từ trước:

- Phải được điều trị nội trú tại bệnh viện và theo dõi chức năng gan trước và trong quá trình điều trị.

- Phác đồ điều trị sẽ do bác sĩ chuyên khoa quyết định tuỳ khả năng dung nạp thuốc của người bệnh.

- Sau khi người bệnh dung nạp thuốc tốt, men gan không tăng và có đáp ứng tốt về lâm sàng, có thể chuyển điều trị ngoại trú và theo dõi sát.

Người bệnh lao có bệnh gan mạn tính:

- Nếu chức năng gan là bình thường: có thể tiếp tục điều trị và không cần thiết xét nghiệm trừ khi bệnh nhân có triệu chứng của nhiễm độc gan.

- Nếu men gan cao ít hơn 2 lần giới hạn trên của bình thường và không kèm triệu chứng nhiễm độc gan, bệnh nhân có thể được bắt đầu điều trị nhưng phải theo dõi đánh giá triệu chứng của nhiễm độc gan và các chỉ số men gan hàng tháng.

- Nếu men gan cao > 2 lần giới hạn trên của mức bình thường, ngừng điều trị lao và phải tiếp tục quản lý tại bệnh viện.

- Bệnh nhân có bệnh gan mạn tính không nên dùng pyrazinamid, isoniazid và rifampicin có thể kết hợp một hoặc hai loại thuốc không độc với gan như streptomycin và ethambutol. Hoặc kết hợp với một thuốc nhóm fluoroquinilone.

Người bệnh lao có viêm gan cấp tính:

- Bệnh nhân có bệnh lao và đồng thời bệnh viêm gan cấp tính (ví dụ như viêm gan siêu vi cấp tính) không liên quan đến lao hoặc điều trị lao. Đánh giá lâm sàng là cần thiết trong việc đưa ra quyết định điều trị. Trong một số trường hợp có thể trì hoãn việc điều trị lao cho đến khi bệnh viêm gan cấp tính đã điều trị ổn định.

- Trong trường hợp cần thiết phải điều trị bệnh lao trong viêm gan cấp tính, viêm gan không ổn định hoặc tiến triển (có men gan cao gấp 3 lần mức ban đầu), có thể cân nhắc một trong các lựa chọn sau đây tùy thuộc vào mức độ tiến triển. Mức độ tiến triển càng nặng thì phác đồ lựa chọn cần sử dụng càng ít thuốc độc với gan. Các lựa chọn có thể như sau:

+ Giảm còn 2 thuốc (thay vì 3 thuốc độc với gan) :

++ 9 HRE

++ 2 HRSE/6 RH

++ 6-9 RZE

+ Chỉ sử dụng 1 thuốc độc với gan: 2 HES/10 HE

+ Không sử dụng thuốc độc với gan: 18-24 SE FQs

(2) Trường hợp người bệnh được xác định có tổn thương gan do thuốc lao:

- Ngừng sử dụng những thuốc lao gây độc cho gan, xem xét sử dụng thuốc fluroquinolones nếu việc điều trị lao cần thiết, điều trị hỗ trợ chức năng gan cho đến khi men gan về bình thường, hết vàng da. Cần theo dõi lâm sàng và men gan.

- Nếu không đáp ứng hoặc có biểu hiện viêm gan do thuốc, chuyển đến cơ sở chuyên khoa để điều trị. (xem phần phát hiện, đánh giá và xử trí tác dụng không mong muốn của thuốc chống lao).

Nguyên tắc điều trị bệnh lao như thế nào?

Căn cứ tại Mục 1 Quyết định 1314/QĐ-BYT năm 2020 được sửa đổi bởi Quyết định 2760/QĐ-BYT năm 2021, có 4 nguyên tắc điều trị bệnh lao như sau:

Phối hợp các thuốc chống lao

- Mỗi loại thuốc chống lao có tác dụng khác nhau trên vi khuẩn lao (diệt khuẩn, kìm khuẩn, môi trường vi khuẩn), do vậy phải phối hợp các thuốc chống lao.

- Với bệnh lao còn nhạy cảm với thuốc: phối hợp ít nhất 3 loại thuốc chống lao trong giai đoạn tấn công và ít nhất 2 loại trong giai đoạn duy trì.

- Với bệnh lao đa kháng: Các thuốc được phối hợp theo nguyên tắc riêng tùy thuộc vào phác đồ được Bộ Y tế ban hành (căn cứ vào thể bệnh, lứa tuổi, các bệnh lý phối hợp và tiền sử điều trị- tham khảo phần phác đồ điều trị lao kháng thuốc).

Dùng thuốc đúng liều

Các thuốc chống lao tác dụng hợp đồng, mỗi thuốc có một nồng độ tác dụng nhất định. Nếu dùng liều thấp sẽ không hiệu quả và dễ tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc, nếu dùng liều cao dễ gây tai biến. Đối với lao trẻ em cần được điều chỉnh liều thuốc hàng tháng theo cân nặng.

Dùng thuốc đều đặn

- Các thuốc chống lao phải được uống cùng một lần vào thời gian nhất định trong ngày và xa bữa ăn để đạt hấp thu thuốc tối đa.

- Với bệnh lao đa kháng: dùng thuốc 6 ngày/tuần, đa số thuốc dùng 1 lần vào buổi sáng, một số thuốc như: Cs, Pto, Eto, PAS tùy theo khả năng dung nạp của người bệnh - có thể chia liều 2 lần trong ngày (sáng - chiều) để giảm biến cố bất lợi hoặc có thể giảm liều trong 2 tuần đầu nếu thuốc khó dung nạp, nếu bệnh nhân gặp biến cố bất lợi liên quan đến thuốc tiêm - có thể giảm liều, tiêm 3 lần/tuần hoặc ngừng sử dụng thuốc tiêm căn cứ vào mức độ nặng-nhẹ

Dùng thuốc đủ thời gian và theo 2 giai đoạn tấn công và duy trì

- Với bệnh lao còn nhạy cảm với thuốc (không có bằng chứng kháng thuốc): Giai đoạn tấn công kéo dài 2, 3 tháng nhằm tiêu diệt nhanh số lượng lớn vi khuẩn có trong các vùng tổn thương để ngăn chặn các vi khuẩn lao đột biến kháng thuốc. Giai đoạn duy trì kéo dài 4 đến 10 tháng nhằm tiêu diệt triệt để các vi khuẩn lao trong vùng tổn thương để tránh tái phát.

- Với bệnh lao đa kháng: Ưu tiên sử dụng thuốc uống, vì vậy đa số phác đồ không có giai đoạn tấn công (chỉ một tỷ lệ rất nhỏ bệnh nhân có chỉ định thuốc tiêm trong trường hợp cần thiết ở phác đồ dài hạn thì thời gian tấn công là 6 tháng)

Bệnh lao phổi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Viên chức trực tiếp xét nghiệm cho bệnh nhân mắc bệnh lao phổi được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề bao nhiêu?
Pháp luật
Triệu chứng lao phổi giai đoạn đầu như thế nào? Hướng dẫn điều trị cho người bệnh lao có bệnh lý gan ra sao?
Pháp luật
Lao ngoài phổi là gì? Việc chẩn đoán lao ngoài phổi được xác định dựa trên những tiêu chí nào?
Pháp luật
Người nghi mắc bệnh lao phổi khi có các triệu chứng nào? Những nhóm có nguy cơ cao mắc lao phổi?
Pháp luật
04 nguyên tắc trong việc điều trị bệnh lao phổi kháng thuốc? Thuốc chống lao thiết yếu bao gồm những loại nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh lao phổi
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
10,049 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh lao phổi

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh lao phổi

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào