Triển khai xây dựng dự toán ngân sách năm 2023: Lập dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương năm 2023 để thực hiện cải cách tiền lương?

Việc triển khai xây dựng dự toán ngân sách năm 2023 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện như thế nào? - Câu hỏi chị Lan (TpHCM).

Lập dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương năm 2023 để thực hiện cải cách tiền lương?

Theo tiểu mục 2 Mục II Công văn 3493/SGDĐT-KHTC năm 2022, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn như sau:

- Lập dự toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế: Lập dự toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế năm 2023 theo quy định của Chính phủ và văn bản hướng dẫn thực hiện (nếu có).

- Lập dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương: Báo cáo dự toán chi tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2023 để thực hiện cải cách tiền lương, kết hợp triệt để tiết kiệm chi gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại khoản 10 Điều 14 Thông tư 47/2022/TT-BTC.

Ngoài ra, xác định sổ tiết kiệm 10% chi thường xuyên năm 2023 (ngoài chỉ lương, các khoản đóng góp theo lương theo quy định, các khoản chi cho con người) dành để thực hiện cải cách tiền lương theo quy định.

- Sổ biên chế được giao năm 2023 (nếu có), trường hợp chưa được giao biên chế thì tiếp tục thực hiện giảm biên chế đối với các trường hợp đến hết năm 2022 chưa thực hiện được mục tiêu tại Nghị quyết 39-NQ/TW năm 2015 của Bộ Chính trị hoặc theo biên chế năm 2022 đối với các trường hợp đã đạt mục tiêu tại Nghị quyết 39-NQ/TW năm 2015, trong đó làm rõ số biên chế thực có mặt đến thời điểm 01 tháng 7 năm 2022, số biên chế chưa tuyển theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 nêu trên.

- Xác định Quỹ lương ngạch bậc, các khoản phụ cấp theo lương và các khoản đóng góp theo chế độ quy định theo mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng (tính đủ 12 tháng) do NSNN đảm bảo:

(i) Quỹ tiền lương theo chỉ tiêu biên chế được giao năm 2023, bao gồm quỹ lương của số biên chế thực có mặt tính đến thời điểm 01 tháng 6 năm 2022, được xác định trên cơ sở mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ; các khoản phụ cấp theo lương và các khoản đóng góp theo chế độ và quỹ lượng của số biên chế chưa tuyến (nhưng vẫn trong tổng mức biên chế được giao), tính trên cơ sở lương 1.490.000 đồng/tháng và hệ số lượng lương bậc 1, các khoản phụ cấp theo lương cùng các khoản đóng góp theo quy định;

(ii) Giảm quỹ tiền lương đối với các trường hợp phải tiếp tục tinh giản biên chế.

Như vậy, trong năm 2023 sẽ thực hiện lập dự toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế; lập dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương và xác định sổ tiết kiệm 10% chi thường xuyên năm 2023.

Triển khai xây dựng dự toán ngân sách năm 2023: Lập dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương năm 2023 để thực hiện cải cách tiền lương?

Triển khai xây dựng dự toán ngân sách năm 2023: Lập dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương năm 2023 để thực hiện cải cách tiền lương? (Hình từ Internet)

Xây dựng dự toán ngân sách thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập?

Tại tiểu mục 2 Mục II Công văn 3493/SGDĐT-KHTC năm 2022, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn như sau:

* Về xây dựng dự toán thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập:

- Xây dựng dự toán thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập;

- Giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, chính sách hỗ trợ giáo dục mầm non Thành phố Hồ Chí Minh theo Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐND ngày 14 tháng 6 năm 2014 và Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐND ngày 23 tháng 3 năm 2021 của Hội đồng nhân dân Thành phố;

- Chính sách thu hút giáo viên mầm non trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐND ngày 06 tháng 7 năm 2017 và Nghị quyết 04/2021/NQ-HĐND ngày 23 tháng 3 năm 2021 của Hội đồng nhân dân Thành phố;

- Chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo theo Nghị định 77/2021/NĐCP ngày 01 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ;

- Chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo theo Nghị định 105/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non;

- Chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo trực tiếp giảng dạy học sinh khuyết tật theo phương thức giáo dục hòa nhập theo Nghị định 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật,

* Đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính:

Thực hiện theo quy định tại Nghị quyết 116/NQ-CP năm 2022 của Chính phủ về phương án phân loại tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trong năm 2020 và Nghị định 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

* Về xây dựng dự toán và tổ chức lập kế hoạch kinh phí cho công tác tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đại trả cho giáo viên, cán bộ quản lý thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018:

Theo các nội dung hướng dẫn tại Công văn 435/GDĐT-KHTC năm 2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo về lập dự toán cho công tác tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đại trà cho cán bộ quản lý và giáo viên của thành phố Hồ Chí Minh và Công văn 998/SGDĐT-KHTC năm 2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo về công tác tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm học 2021-2022.

Lưu ý cho các đơn vị trong quá trình xây dựng dự toán ngân sách năm 2023?

Theo tiểu mục 2 Mục II Công văn 3493/SGDĐT-KHTC năm 2022, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh lưu ý như sau:

Các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện thu các khoản thu theo đúng quy định (học phí, các khoản thu khác, các khoản huy động đóng góp...). Khoản thu học phí và các khoản thu dịch vụ sự nghiệp công (không thuộc danh mục phí, lệ phí theo quy định của Luật Phí và lệ phí), không là chỉ tiêu giao dự toán thu NSNN cho các đơn vị nhưng phải lập dự toán riêng và xây dựng phương án sử dụng gửi Sở Giáo dục và Đào tạo theo quy định.

Đồng thời, tiếp tục thực hiện cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương từ nguồn thu này và các khoản thu hợp pháp khác được để lại cho đơn vị sử dụng để thực hiện các chính sách về tiền lương theo quy định.

Đơn vị sự nghiệp có nguồn thu được giao tự chủ phấn đấu tăng thu cùng với lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí vào giá dịch vụ và sử dụng nguồn thu này ưu tiên để thực hiện cải cách tiền lương.

Thực hiện xây dựng Dự toán thu - chi đối với học phí và các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục (theo thỏa thuận, thu hộ chi hộ) để làm căn cứ tính toán mức thu cụ thể phù hợp năm học 2022 – 2023 và tổng hợp vào dự toán.

Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 quy định:

- Tại khoản 4, Điều 8 (Nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước): “Các khoản chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp có thẩm quyền giao và phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.”.

- Tại điểm c, khoản 2, Điều 42 (Yêu cầu lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm): “Dự toán chi thường xuyên được lập trên cơ sở nhiệm vụ được giao, nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. ”.

Ngày 21 tháng 12 năm 2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 163/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước. Trong đó, tại khoản 2, Điều 38 (Quản lý, sử dụng ngân sách của các đơn vị sử dụng ngân sách) quy định: “Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng ngân sách theo dự toán được giao bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách...”,

Do đó, căn cứ các quy định nêu trên, nhằm đảm bảo sự ổn định trong quá trình điều hành ngân sách và tập trung cho việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm của Sở Giáo dục và Đào tạo cùng các đơn vị trực thuộc Sở, lưu ý các đơn vị khi xây dựng dự toán chi ngân sách năm 2023 cần dự kiến đầy đủ nhu cầu kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách đã ban hành và các nhiệm vụ mới phát sinh đã được Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, hạn chế tối đa việc đề nghị bổ sung ngoài dự toán, đồng thời, rà soát và tính toán cụ thể các nhiệm vụ chỉ để đảm bảo cân đối nguồn ngân sách.

Khi xây dựng dự toán chi thường xuyên cần thuyết minh chi tiết, phân tích cụ thể cơ sở tính toán dự toán ngân sách năm 2023, nhất là đối với các nội dung phát sinh do được giao thêm nhiệm vụ ... trên tinh thần triệt để tiết kiệm đặc biệt là dự toán chỉ mua sắm phương tiện, trang thiết bị đắt tiền, hạn chế tối đa về số lượng và quy mô tổ chức lễ hội, hội nghị, hội thảo, tổng kết, lễ ký kết, khởi công, phong tặng danh hiệu, tiếp khách, đi công tác trong và ngoài nước và các nhiệm vụ không cần thiết khác; dự toán chi cho các nhiệm vụ này không tăng so với số thực hiện năm 2022.

Ngân sách nhà nước TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Cải cách tiền lương TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có tăng hệ số lương từ 1/7/2024 đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang không?
Pháp luật
Từ 1/7/2024, bỏ hệ số lương thì có bỏ bậc lương khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 không?
Pháp luật
Thủ tướng chỉ thị điều chỉnh lương hưu từ 1/7/2024 cùng với thời điểm cải cách tiền lương đúng không?
Pháp luật
Có tăng lương cơ sở từ 1/7/2024 đối với giáo viên khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 không?
Pháp luật
Đề xuất thực hiện cải cách tiền lương tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024 theo Nghị quyết 82/NQ-CP ra sao?
Pháp luật
Nguồn thu ngân sách nhà nước từ hoạt động tài nguyên nước được quy định như thế nào tại Luật Tài nguyên nước 2023?
Pháp luật
Bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an từ 1/7/2024 được xây dựng như thế nào?
Pháp luật
Từ 1/7/2024, cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp ra sao?
Pháp luật
Có thật chưa cải cách tiền lương từ 1/7/2024 không? Đến nay đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền để cải cách tiền lương?
Pháp luật
Toàn bộ 2 bảng lương mới của cán bộ công chức viên chức từ 1/7/2024 có chế độ nâng bậc lương trước thời hạn thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngân sách nhà nước
1,652 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngân sách nhà nước Cải cách tiền lương
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào