Triển khai quyết liệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025?

Tôi có câu hỏi mong được ban tư vấn giúp tôi hỗ trợ giải đáp thắc mắc rằng việc xử lý các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu có được Nhà nước đề ra hướng giải quyết gì không? Mong sớm nhận được phản hồi từ ban tư vấn. Xin cảm ơn!

Quy định về kiểm soát lạm phát trong lĩnh vực ngân hàng?

Đối với quy định về kiểm soát lạm phát trong lĩnh vực ngân hàng thì tại tiểu mục 2.3 Mục 2 Nghị quyết 62/2022/QH15 về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV quy định cụ thể như sau:

Điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, thích ứng kịp thời với diễn biến của thị trường trong nước và quốc tế. Triển khai quyết liệt Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về chính sách tiền tệ, tài khóa hỗ trợ phục hồi kinh tế, Nghị định số 31/2022/NĐ-CP về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí, phấn đấu hạ lãi suất cho vay theo Nghị quyết số 43/2022/QH15. Tiếp tục rà soát, sửa đổi, hoàn thiện hành lang pháp lý và tổ chức thực hiện có hiệu quả về chính sách tiền tệ, ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng và hoạt động ngân hàng, trong đó có các luật như: Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Bảo hiểm tiền gửi, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Phòng, chống rửa tiền và các văn bản liên quan, góp phần bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng.

Triển khai quyết liệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025 tại Nghị quyết 62/2022/QH15?

Triển khai quyết liệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025?

Quy định về triển khai Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025?

Tại tiểu mục 2.3 Mục 2 Nghị quyết 62/2022/QH15 về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV quy định về triển khai Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025 cụ thể như sau:

Tổ chức triển khai quyết liệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025. Phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng hoạt động lành mạnh, chất lượng, hiệu quả, công khai, minh bạch, đáp ứng các chuẩn mực về an toàn trong hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật và tiệm cận thông lệ quốc tế, phấn đấu đạt trình độ phát triển của nhóm 4 nước dẫn đầu khu vực ASEAN. Tập trung xây dựng, phê duyệt, triển khai các Đề án cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém, đến năm 2025, xử lý cơ bản các ngân hàng, tổ chức tín dụng yếu kém, đặc biệt không để phát sinh ngân hàng yếu kém mới. Nâng cao năng lực tài chính của tổ chức tín dụng, nhất là tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại có vốn nhà nước chi phối; ngăn ngừa tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo và sở hữu có tính chất thao túng, chi phối trong các tổ chức tín dụng. Tăng cường năng lực, hiệu lực công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng, thanh tra chuyên đề đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao. Nghiên cứu ứng dụng tiền kỹ thuật số, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để đẩy mạnh các ứng dụng công nghệ tài chính (fintech) trong hoạt động ngân hàng.

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về xử lý nợ xấu, thực hiện quyết liệt các biện pháp thu hồi nợ, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng, ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh; nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý nợ xấu để áp dụng khi Nghị quyết số 42/2017/QH14 hết hiệu lực thi hành. Phấn đấu đến cuối năm 2025, đưa nợ xấu toàn hệ thống (không bao gồm các ngân hàng thương mại yếu kém) ở mức dưới 3%, bao gồm nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chưa được xử lý, thu hồi và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu. Xây dựng tiêu chí, phương thức xác định chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng trên cơ sở tình hình hoạt động, năng lực tài chính, quản trị điều hành và khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh của từng tổ chức tín dụng, bảo đảm thống nhất, công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật, phù hợp với tiêu chuẩn Basel II và các chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng. Nghiên cứu hạn chế và tiến tới xóa bỏ việc điều hành phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng. Có kế hoạch và giải pháp mở rộng quy mô, tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ ngân hàng phi tín dụng trong tổng thu nhập của các ngân hàng thương mại.

Quy định về việc các tổ chức tín dụng chào bán, đầu tư và cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

Đối với quy định về việc các tổ chức tín dụng chào bán, đầu tư và cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thì tại tiểu mục 2.3 Mục 2 Nghị quyết 62/2022/QH15 về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV quy định như sau:

Rà soát, sửa đổi các quy định về việc các tổ chức tín dụng chào bán, đầu tư và cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả, hạn chế rủi ro; đồng thời, nâng cao yêu cầu, chuẩn mực quản trị điều hành, quản trị rủi ro của tổ chức tín dụng khi tham gia vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp, góp phần bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng, phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói riêng và thị trường tài chính nói chung. Giám sát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng dư nợ và chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao, nhất là đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ; đồng thời, bảo đảm cung ứng vốn để thị trường chứng khoán, bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững.

Triển khai quyết liệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, triển khai giải pháp thúc đẩy tài chính toàn diện, phát triển các tổ chức tài chính vi mô an toàn, hiệu quả. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung nguồn vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn, đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ, phát triển các dịch vụ cho vay, thanh toán trực tuyến, đơn giản hóa quy trình, thủ tục vay vốn, tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng với lãi suất phù hợp, phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh và nhu cầu đời sống, tiêu dùng chính đáng, góp phần hạn chế, tiến tới xóa bỏ “tín dụng đen”. Đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng phát triển các sản phẩm cho vay an toàn, hiệu quả.

Nghiên cứu, triển khai áp dụng các giải pháp kỹ thuật để tăng cường công tác đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin ứng dụng nghiệp vụ ngân hàng. Tăng cường quản lý, giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ ngân hàng điện tử và phối hợp với cơ quan bảo vệ pháp luật để phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm liên quan. Phối hợp, khai thác, sử dụng thông tin Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thông tin trên thẻ căn cước công dân gắn chip trong việc quản lý hệ thống tài khoản tại các tổ chức tín dụng, hạn chế hành vi gian lận, mạo danh, làm giả giấy tờ tùy thân khi thực hiện các giao dịch ngân hàng điện tử; đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng, việc mua bán tài khoản ngân hàng trên không gian mạng.

Nghị quyết 62/2022/QH15 có hiệu lực từ 31/7/2022.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

1,312 lượt xem
Xử lý nợ xấu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Mức phạt vi phạm quy định về mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của tổ chức tín dụng Việt Nam là bao nhiêu?
Pháp luật
Nợ xấu là gì? Nợ thuộc nhóm nào sẽ được xem là nợ xấu? Nợ xấu nhóm 5 bao gồm những khoản nợ nào?
Pháp luật
Thông tư 03/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 19/2013/TT-NHNN về việc mua, bán và xử lý nợ xấu thế nào?
Pháp luật
Nghị quyết 148/NQ-CP 2023 về xử lý nợ xấu của ngân hàng? Tải file Nghị quyết 148/NQ-CP 2023 ở đâu?
Pháp luật
Tài liệu kèm theo khi nộp đơn khởi kiện về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo thủ tục rút gọn bao gồm những gì?
Pháp luật
Việc bán khoản nợ tại Tổ chức tín dụng cho cá nhân để xử lý nợ xấu có vi phạm quy định pháp luật không?
Pháp luật
Sẽ kéo dài thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng theo Nghị quyết mới nhất của Thủ tướng Chính phủ?
Pháp luật
Tổ chức do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng chỉ được đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu khi nào?
Pháp luật
Triển khai quyết liệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xử lý nợ xấu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xử lý nợ xấu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào