Triển khai một số công việc tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?

Xin chào! Tôi muốn được hỏi về quy định triển khai thực hiện dịch vụ công của Ngành trên Cổng dịch vụ công Quốc gia như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ ban tư vấn. Cảm ơn rất nhiều!

Thực trạng việc triển khai thực hiện dịch vụ công của Ngành trên Cổng dịch vụ công Quốc gia?

Căn cứ theo quy định tại Công văn 3187/BHXH-CNTT năm 2020 về thực hiện dịch vụ công của Ngành trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành đề cập tới thực trạng việc triển khai thực hiện dịch vụ công của Ngành trên Cổng dịch vụ công Quốc gia cụ thể rằng Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia xây dựng và vận hành Cổng Dịch vụ công (DVC) Quốc gia, bước đầu đã đạt được một số kết quả được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, Ngành, người dân và đơn vị sử dụng lao động ghi nhận, ủng hộ, cụ thể như: Tính đến hết tháng 9/2020, BHXH Việt Nam đã kết nối, tích hợp, cung cấp 15 DVC (bao gồm 12 DVC của Ngành và 03 DVC liên thông với các bộ, ngành, địa phương) trên Cổng DVC Quốc gia, qua đó tiếp nhận và giải quyết hơn 5.000 lượt giao dịch của người dân và đơn vị sử dụng lao động; đồng bộ 5.401.788 hồ sơ lên Cổng DVC Quốc gia; cập nhật đầy đủ thông tin về 27 thủ tục hành chính của Ngành trên Cơ sở dữ liệu Quốc gia về Thủ tục hành chính; tiếp nhận và trả lời 179 phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức qua Cổng DVC Quốc gia...

Quy định triển khai thực hiện dịch vụ công của Ngành trên Cổng dịch vụ công Quốc gia như thế nào?

Triển khai một số công việc tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?

Yêu cầu triển khai một số công việc tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia?

Đối với yêu cầu triển khai một số công việc tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia thì tại Công văn 7616/VPCP-KSTT năm 2020 về triển khai công việc tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia do Văn phòng Chính phủ ban hành có một vài yêu cầu sau:

- Yêu cầu tái cấu trúc quy trình, tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến

- Yêu cầu kết nối, tích hợp dùng chung hệ thống thanh toán trực tuyến của Cổng Dịch vụ công Quốc gia

- Đề nghị bộ, ngành, địa phương, cơ quan, ngân hàng thương mại và tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán sử dụng tài khoản quản trị Cổng Dịch vụ công Quốc gia đã được cấp cho các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị tại https://quantri.dichvucong.gov.vn để thực hiện quyền quản trị, theo dõi, giám sát, đôn đốc và tham mưu cho cấp có thẩm quyền trong xây dựng, quản lý, vận hành Cổng Dịch vụ công Quốc gia đối với các nhiệm vụ của bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị.

- Đề nghị bộ, ngành, địa phương, cơ quan, ngân hàng thương mại và tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tăng cường phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan truyền thông, thông tấn, báo chí khác tuyên truyền, phổ biến đẩy mạnh việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến và các chức năng, tiện ích khác trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, trong đó cần lưu ý thực hiện tốt cả công tác truyền thông nội bộ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cơ quan, đơn vị trực thuộc để tạo hiệu ứng lan tỏa trong triển khai thực hiện.

- Yêu cầu Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam đảm bảo các điều kiện về hạ tầng, an ninh, an toàn thông tin và tiếp tục hoàn thiện hệ thống để kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình Cổng Dịch vụ công quốc gia vận hành; tổ chức thực hiện tốt việc hỗ trợ người dùng qua tổng đài hỗ trợ.

Nhiệm vụ các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam và BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến?

Để triển khai một số công việc tích hợp, cung cấp DVC trực tuyến trên Cổng DVC quốc gia; đồng thời đẩy mạnh việc thực hiện các DVC của Ngành trên Cổng DVC Quốc gia thì tại Công văn 3187/BHXH-CNTT năm 2020 về thực hiện dịch vụ công của Ngành trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành có đưa ra một số nhiệm vụ cần mọi người thực hiện tốt cụ thể như sau:

(1) BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội triển khai, hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn thực hiện dịch vụ liên thông “Đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và báo cáo tình hình thay đổi lao động” trên Cổng DVC Quốc gia theo hướng dẫn tại Phụ lục 1 kèm theo.

(2) Các đơn vị:

- Triển khai thực hiện dịch vụ thanh toán trực tuyến “Đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp” trên Cổng DVC Quốc gia cho đơn vị mình theo hướng dẫn tại Phụ lục 3 kèm theo.

- Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động, cá nhân trên địa bàn thực hiện các dịch vụ thanh toán trực tuyến của Ngành trên Cổng DVC Quốc gia theo hướng dẫn tại Phụ lục 2 và 3 kèm theo.

- Phổ biến, triển khai tới toàn thể công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong đơn vị thực hiện đăng ký tài khoản (theo hướng dẫn tại Phụ lục 4 kèm theo) và sử dụng các DVC trên Cổng DVC Quốc gia.

Việc thực hiện các dịch vụ công cũng như thanh toán trực tuyến các khoản đóng BHXH, BHYT, BHTN qua Cổng DVC Quốc gia ngoài việc đáp ứng yêu cầu của Văn phòng Chính phủ thì còn có ý nghĩa lớn trong việc tăng tính chính xác và giảm bớt các công việc cho cán bộ ngành BHXH, do việc ghi nhận, hạch toán các khoản đóng này được thực hiện hoàn toàn tự động.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Dịch vụ công trực tuyến Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Dịch vụ công trực tuyến
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 là gì?
Pháp luật
Danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai được thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình ở cấp tỉnh?
Pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước là gì? Kinh phí duy trì và phát triển dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước lấy từ nguồn nào?
Pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến toàn trình là gì? 02 mức độ cung cấp của dịch vụ công trực tuyến là gì?
Pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến là gì? Dịch vụ công trực tuyến bao gồm các mức độ nào theo quy định hiện hành?
Pháp luật
Bốn mức độ của dịch vụ công trực tuyến yêu cầu những gì? Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 cần đạt được các yêu cầu tối thiểu gì?
Pháp luật
Tối thiểu bao nhiêu % hồ sơ trên các dịch vụ công trực tuyến đã cung cấp được giải quyết trực tuyến theo mục tiêu đề ra tại Kế hoạch 1087?
Pháp luật
Theo quy định của Luật Đất đai năm 2024 phương án nào là khoản thu từ dịch vụ công về đất đai hiện nay?
Pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến về đất đai là gì? Triển khai việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền của ai?
Pháp luật
Tình hình triển khai dịch vụ công trực tuyến năm 2023 ra sao? Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Công Thương năm 2024 có mục tiêu là gì?
Pháp luật
Có những nguyên tắc cung cấp dịch vụ công trực tuyến về môi trường nào theo quy định của pháp luật?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dịch vụ công trực tuyến
733 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dịch vụ công trực tuyến

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dịch vụ công trực tuyến

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào