Trẻ em mắc COVID-19 tự cách ly và điều trị tại nhà thì được phép sử dụng những loại thuốc nào?

Trẻ em mắc COVID-19 tự cách ly và điều trị tại nhà thì được phép sử dụng những loại thuốc nào? Tôi có thắc mắc liên quan tới COVID-19 mong được giải đáp. Con tôi năm nay 2 tuổi, không may cháu mắc COVID-19. Gia đình tôi cũng có đưa cháu đến cơ sở y tế thì nhân viên y tế bảo trường hợp của cháu được về nhà và tự điều trị. Có lẽ do có khá nhiều bệnh nhân nên nhân viên y tế cũng không dặn dò tôi phải cho cháu sử dụng những loại thuốc nào và liều lượng ra làm sao. Vì vậy tôi muốn hỏi rằng trẻ em mắc COVID-19 tự cách ly và điều trị tại nhà thì được phép sử dụng những loại thuốc nào? Mong sớm được phản hồi. Xin cảm ơn.

Hướng dẫn điều trị trẻ em mắc COVID-19 mức độ nhẹ tại nhà

Tại Phụ lục 4 hướng dẫn sử dụng gói thuốc điều trị COVID-19 tại nhà cho trẻ em kèm theo Công văn 2143/SYT-NVY quy định về việc hướng dẫn điều trị trẻ em mắc COVID-19 mức độ nhẹ tại nhà cụ thể như sau:

- Tạo không gian cách ly riêng cho trẻ nhất là khi trẻ có khả năng tự chăm sóc, không sử dụng máy lạnh trung tâm; luôn mở cửa sổ.

- Áp dụng phòng ngừa chuẩn, đeo khẩu trang với trẻ ≥ 2 tuổi, người chăm sóc, người trong gia đình.

- Điều trị triệu chứng:

+ Hạ sốt khi nhiệt độ ≥ 38,5°C: Paracetamol liều 10-15mg/kg/lần mỗi 6 giờ. Lưu ý: tổng liều thuốc không quá 60 mg/kg/ngày.

+ Thuốc cân bằng điện giải: Oresol, gói bù nước, chất điện giải khác.

+ Thuốc điều trị ho (ưu tiên các thuốc từ thảo mộc), đủ dùng từ 5-7 ngày.

+ Dung dịch nhỏ mũi: natriclorua 0,9%, đủ dùng từ 5-7 ngày.

+ Tiêu chảy: men vi sinh, men tiêu hóa.

+ Thuốc điều trị bệnh nền (nếu cần, sử dụng trong 01-02 tuần).

+ Thuốc điều trị ho: Ưu tiên dùng thuốc ho thảo dược.

Lưu ý: Không tự ý dùng thuốc kháng vi rút, kháng sinh, kháng viêm... khi chưa có chỉ định của nhân viên y tế, không xông cho trẻ em.

- Uống nhiều nước.

- Đảm bảo dinh dưỡng: bú mẹ, ăn đầy đủ.

- Vệ sinh thân thể, răng miệng, mũi họng.

- Tập thể dục tại chỗ và tập thở ít nhất 15 phút/ngày (trẻ lớn).

- Theo dõi:

+ Đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ sốt.

+ Đo SpO2 (nếu có thiết bị) tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ mệt, thở nhanh/khó thở.

- Theo dõi sức khỏe hàng ngày, báo nhân viên y tế khi có dấu hiệu cảnh báo.

Trẻ em mắc COVID-19 tự cách ly và điều trị tại nhà thì được phép sử dụng những loại thuốc nào?

Trẻ em mắc COVID-19 tự cách ly và điều trị tại nhà thì được phép sử dụng những loại thuốc nào?

Trẻ em mắc COVID-19 được sử dụng thuốc nào?

Că cứ theo Phụ lục 4 hướng dẫn sử dụng gói thuốc điều trị COVID-19 tại nhà cho trẻ em kèm theo Công văn 2143/SYT-NVY hướng dẫn sử dụng gói thuốc điều trị COVID-19 tại nhà cho trẻ em (dùng trong 07 ngày) cụ thể như sau:

Độ tuổi trẻ em

Dạng thuốc

Liều thuốc mỗi lần

< 1 tuổi

Paracetamol bột 80mg

1 gói x 4 lần/ ngày

Từ 1 đến dưới 2 tuổi

Paracetamol bột 150mg

1 gói x 4 lần/ ngày

Từ 2 đến dưới 5 tuổi

Paracetamol bột 250mg

1 gói x 4 lần/ ngày

Từ 5 đến 12 tuổi

Paracetamol viên 325mg

1 viên x 4 lần/ ngày

Trên 12 tuổi

Paracetamol viên 500mg

1 viên x 4 lần/ ngày

* Ghi chú: Uống Paracetamol khi sốt trên 38.5°C, có thể lặp lại mỗi 04 giờ đến 06 giờ nếu vẫn còn sốt.

Những dấu hiệu nào ở trẻ em mắc COVID-19 cần phải báo nhân viên tại Trạm y tế?

Trẻ em mắc COVID-19 khi có những dấu hiệu sau cần phải báo ngay tới Trạm y tế theo Phụ lục 4 hướng dẫn sử dụng gói thuốc điều trị COVID-19 tại nhà cho trẻ em kèm theo Công văn 2143/SYT-NVY:

▪ Triệu chứng bất thường cần báo nhân viên y tế của Trạm y tế, Trạm y tế lưu động:

- Sốt > 38°C.

- Tức ngực.

- Đau rát họng, ho.

- Cảm giác khó thở.

- Tiêu chảy.

- SpO2 < 96% (nếu có thiết bị).

- Trẻ mệt, không chịu chơi.

- Ăn/bú kém.

Những dấu hiệu nào ở trẻ em mắc COVID-19 cần phải báo cấp cứu 115?

Căn cứ theo Phụ lục 4 hướng dẫn sử dụng gói thuốc điều trị COVID-19 tại nhà cho trẻ em kèm theo Công văn 2143/SYT-NVY quy định trẻ em mắc COVID-19 có những dấu hiệu sau đây thì cần phải báo cấp cứu 115 ngay, cụ thể:

▪ Dấu hiệu chuyển nặng cần báo cấp cứu 115 hoặc Tổ phản ứng nhanh phường, xã, thị trấn để được cấp cứu tại nhà hoặc đưa trẻ đến bệnh viện ngay:

- Thở nhanh theo tuổi (Thở nhanh theo tuổi: < 2 tháng: ≥ 60 lần/phút; 2 tháng - 12 tháng: ≥ 50 lần/phút; 12 tháng - 5 tuổi: ≥ 40 lần/phút; 1-5 tuổi: ≥ 40 lần/phút, 5-12 tuổi: ≥ 30 lần/phút, trên 12 tuổi: ≥ 20 lần/phút)

- Li bì, lờ đờ, bỏ bú/ăn uống.

- Cánh mũi phập phồng.

- Tím tái môi đầu chi.

- Rút lõm lồng ngực.

- SpO2 < 95% (nếu có thiết bị).

Như vậy, đối với câu hỏi của bạn, con của bạn 2 tuổi khi mắc COVID-19 thì được sử dụng những loại thuốc như Paracetamol khi bị sốt; Oresol, gói bù nước, chất điện giải; thuốc điều trị ho (ưu tiên các thuốc từ thảo mộc); dung dịch nhỏ mũi: natriclorua 0,9%; men vi sinh, men tiêu hóa khi bị tiêu chảy; thuốc điều trị bệnh nền và thuốc điều trị ho.

Trên đây là một số thông tin liên quan tới COVID-19 mà chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Trẻ em Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến Trẻ em
Covid-19 Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Covid-19:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trẻ mẫu giáo ở thôn đặc biệt khó khăn đi học nửa ngày do dịch Covid-19 có được hỗ trợ ăn trưa không?
Pháp luật
Lập Giấy khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi thì họ, chữ đệm, tên được xác định như thế nào? Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi được quy định ra sao?
Pháp luật
Hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em có vi phạm pháp luật không? Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu của trẻ em được quy định như thế nào?
Pháp luật
Những loại trò chơi nào ảnh hưởng xấu đến trẻ em? Cho trẻ em sử dụng đồ chơi bạo lực, người mua hay người bán bị phạt và mức phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Mức tiền lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian ngừng việc do dịch bệnh Covid-19 là bao nhiêu?
Pháp luật
Thực hiện 3 sạch để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng và các bệnh truyền nhiễm khác?
Pháp luật
Cha mẹ ép buộc con nghỉ học để ngồi lề đường xin ăn sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào? Sẽ bị hạn chế quyền đối với con?
Pháp luật
Ngày Thế giới Chống Lao động Trẻ em 12/6 được công nhận vào năm nào? Lao động trẻ em có bị cấm trong mọi trường hợp không?
Pháp luật
Ngày 12/6 là Ngày Thế giới Chống Lao động Trẻ em đúng hay không? Thế nào là Lao động Trẻ em theo quy định?
Pháp luật
Tổ chức đại diện tiếng nói nguyện vọng của trẻ em là Đoàn thanh niên đúng không? Trẻ em có bao nhiêu quyền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trẻ em
549 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trẻ em Covid-19

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trẻ em Xem toàn bộ văn bản về Covid-19

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào