Trẻ em đi máy bay cần giấy tờ gì? Trẻ em bay trong nước có bắt buộc phải có giấy khai sinh không?
Trẻ em đi máy bay cần giấy tờ gì?
Căn cứ tại Tiểu mục 1 Mục I Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư 13/2019/TT-BGTVT có quy định có thể dùng trả lời câu hỏi trẻ em đi máy bay cần giấy tờ gì như sau:
(1) Trẻ em chưa đủ 14 tuổi không có hộ chiếu riêng hoặc kèm hộ chiếu của cha mẹ khi làm thủ tục đi tàu bay trên các chuyến bay nội địa phải xuất trình một trong các loại giấy tờ sau:
- Giấy khai sinh;
- Giấy xác nhận của tổ chức xã hội đối với trẻ em do tổ chức xã hội đang nuôi dưỡng (chỉ có giá trị sử dụng trong thời gian 06 tháng kể từ ngày xác nhận).
Lưu ý: Trường hợp dưới 01 tháng tuổi chưa có giấy khai sinh thì phải có giấy chứng sinh.
(2) Trẻ em từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục đi máy bay tương tự người lớn tuy nhiên cũng có 1 số điểm cần lưu ý như sau:
(2.1) Các chuyến bay quốc tế phải xuất trình các giấy tờ nhân thân bao gồm:
- Hộ chiếu hoặc giấy thông hành;
- Thị thực rời, thẻ thường trú, thẻ tạm trú;
- Thẻ căn cước công dân (nếu Việt Nam và quốc gia liên quan ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau)…;
Lưu ý: Đối với trẻ em không có hộ chiếu riêng thì họ tên, ngày, tháng, năm sinh và ảnh của trẻ em được ghi và dán vào hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, bao gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi hoặc người giám hộ.
(2.2) Các chuyến bay nội địa phải xuất trình các giấy tờ nhân thân bao gồm:
Đối với trẻ em có người đại diện theo pháp luật là hành khách mang quốc tịch nước ngoài:
- Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy thông hành, thị thực rời;
- Thẻ thường trú, thẻ tạm trú;
- Giấy phép lái xe ô tô, mô tô;
- Thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay loại có giá trị sử dụng dài hạn; thẻ nhận dạng của các hãng hàng không Việt Nam.
Đối với trẻ em có người đại diện theo pháp luật là hành khách mang quốc tịch Việt Nam có thể xuất trình 01 trong các giấy tờ:
- Hộ chiếu hoặc giấy thông hành;
- Thị thực rời, thẻ thường trú, thẻ tạm trú;
- Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân;
- Giấy chứng minh, chứng nhận của công an nhân dân, quân đội nhân dân;
- Thẻ Đại biểu Quốc hội; thẻ Đảng viên; thẻ Nhà báo (nếu có)
- Giấy phép lái xe ô tô, mô tô;
- Thẻ của Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia; thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay loại có giá trị sử dụng dài hạn (nếu có)
- Thẻ nhận dạng của các hãng hàng không Việt Nam;
- Giấy xác nhận nhân thân do công an phường, xã nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận (giấy xác nhận có các thông tin thể hiện các nội dung sau:
+ Cơ quan xác nhận, người xác nhận; ngày, tháng, năm xác nhận;
+ Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quê quán, nơi thường trú của người được xác nhận; lý do xác nhận.
Giấy xác nhận có dán ảnh, đóng dấu giáp lai và chỉ có giá trị trong vòng 30 ngày kể từ ngày xác nhận); giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền chứng nhận hành khách là người vừa chấp hành xong bản án.
Lưu ý: Giấy tờ nhân thân của hành khách sử dụng khi đi máy bay phải là bản chính và còn giá trị sử dụng;
- Đối với giấy khai sinh, giấy chứng sinh phải là bản chính hoặc bản sao có chứng thực;
- Không chấp nhận giấy tờ không có ảnh hoặc ảnh không theo quy định của pháp luật, trừ giấy khai sinh, giấy chứng sinh, giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền chứng minh việc áp giải.
Với nội dung nêu trên có thể sẽ giải đáp thắc mắc của nhiều người về câu hổi "Trẻ em đi máy bay cần giấy tờ gì?".
Trẻ em đi máy bay cần giấy tờ gì? Trẻ em bay trong nước có bắt buộc phải có giấy khai sinh không? (Hình từ Internet)
Trẻ em bay trong nước có bắt buộc phải có giấy khai sinh không?
Căn cứ tại Tiểu mục 1 Mục I Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư 13/2019/TT-BGTVT quy định về các giấy tờ trẻ em cần có khi làm thủ tục lên máy bay trong đó có quy định như sau:
Trẻ em không có hộ chiếu riêng hoặc kèm hộ chiếu của cha mẹ khi làm thủ tục đi tàu bay trên các chuyến bay nội địa phải xuất trình một trong các loại giấy tờ sau:
- Giấy khai sinh;
- Giấy xác nhận của tổ chức xã hội đối với trẻ em do tổ chức xã hội đang nuôi dưỡng (chỉ có giá trị sử dụng trong thời gian 06 tháng kể từ ngày xác nhận).
Lưu ý: Trường hợp dưới 01 tháng tuổi chưa có giấy khai sinh thì phải có giấy chứng sinh.
Như vậy, trường hợp không có giấy khai sinh thì có thể dùng giấy xác nhận của tổ chức xã hội đối với trẻ em do tổ chức xã hội đang nuôi dưỡng hoặc Giấy chứng sinh (đối với trẻ em dưới 01 tháng tuổi)
Lưu ý: Giấy này chỉ có giá trị sử dụng trong thời gian 06 tháng kể từ ngày xác nhận.
Trẻ em có thuộc trường hợp được miễn lệ phí cấp hộ chiếu không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 25/2021/TT-BTC quy định như sau:
Các trường hợp được miễn phí, lệ phí
1. Các trường hợp được miễn phí
a) Khách mời (kể cả vợ hoặc chồng, con) của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội hoặc của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội mời với tư cách cá nhân.
b) Viên chức, nhân viên của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và thành viên của gia đình họ (vợ hoặc chồng và con dưới 18 tuổi), không phân biệt loại hộ chiếu, không phải là công dân Việt Nam và không thường trú tại Việt Nam không phải nộp phí trên cơ sở có đi có lại.
c) Trường hợp miễn phí theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
d) Trường hợp miễn phí theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
e) Người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện công việc cứu trợ hoặc giúp đỡ nhân đạo cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam.
đ) Miễn phí đối với trường hợp cấp thị thực, tạm trú cho người nước ngoài ở Việt Nam vi phạm pháp luật bị xử lý nhưng không có khả năng tài chính và cơ quan đại diện của nước có công dân không chịu kinh phí hoặc không có cơ quan đại diện của nước có công dân vi phạm pháp luật ở Việt Nam.
Việc xác định người nước ngoài ở Việt Nam vi phạm pháp luật bị xử lý thuộc diện miễn phí trong trường hợp này do tổ chức thu phí xem xét quyết định trong từng trường hợp cụ thể và chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật.
2. Miễn lệ phí cấp hộ chiếu đối với: Người Việt Nam ở nước ngoài có quyết định trục xuất bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước sở tại nhưng không có hộ chiếu; người Việt Nam ở nước ngoài phải về nước theo điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế về việc nhận trở lại công dân nhưng không có hộ chiếu và những trường hợp vì lý do nhân đạo.
...
Như vậy, con của khác mời (không quy định trên dưới 18 tuổi) của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội hoặc của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội mời với tư cách cá nhân hoặc con dưới 18 tuổi của viên chức, nhân viên của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam thuộc đối tượng được miễn lệ phí khi làm hộ chiếu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu tại đâu?
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở giai đoạn nào? Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được ước tính ra sao?
- Bộ luật Tố tụng dân sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng dân sự?
- Phân loại, điều kiện khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác từ 1/7/2025 ra sao?
- Mức đầu tư để trường mầm non tư thục hoạt động giáo dục ít nhất là bao nhiêu? Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục?