Trách nhiệm trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng ra sao? Ai có trách nhiệm bảo đảm?
- Ai có trách nhiệm trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng?
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có trách nhiệm gì trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng?
- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng?
- Chủ chương trình, chủ đầu tư, ban quản lý chương trình, dự án có trách nhiệm gì trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng?
Ai có trách nhiệm trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 45 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có nêu rõ các chủ thể có trách nhiệm trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng bao gồm:
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã;
- Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Chủ chương trình, chủ đầu tư, ban quản lý chương trình, dự án.
Trách nhiệm trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng ra sao? Ai có trách nhiệm bảo đảm?
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có trách nhiệm gì trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định như sau:
Trách nhiệm trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng
1. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có trách nhiệm sau đây:
a) Chủ trì việc thành lập Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng cho từng chương trình, dự án. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã quyết định số lượng thành viên; cử đại diện tham gia Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; dự kiến địa bàn và số thành viên được bầu theo từng địa bàn để chỉ đạo Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố phối hợp cùng Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức việc bầu thành viên là đại diện Nhân dân tham gia Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; công nhận kết quả bầu thành viên Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; tổ chức cuộc họp của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng để bầu Trưởng ban, Phó Trưởng ban và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên; cử, đề nghị cử hoặc tổ chức bầu bổ sung thành viên Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng trong trường hợp khuyết, thiếu;
b) Thông báo cho chủ chương trình, chủ đầu tư, ban quản lý chương trình, dự án về kế hoạch giám sát và thành phần Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng chậm nhất là 45 ngày trước ngày thực hiện; thông báo về thành phần Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng đến Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp và Nhân dân ở địa phương;
c) Hướng dẫn Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát chương trình, dự án đầu tư theo quy định của pháp luật; hỗ trợ Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng trong việc thông tin liên lạc, lập và gửi các báo cáo giám sát đầu tư của cộng đồng;
d) Xác nhận văn bản kiến nghị, phản ánh của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng trước khi gửi cơ quan có thẩm quyền; đôn đốc việc giải quyết kiến nghị của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng;
đ) Động viên Nhân dân ở địa phương tích cực tham gia kiểm tra, giám sát tại cộng đồng và ủng hộ, hỗ trợ hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng;
e) Hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng. Kinh phí hỗ trợ cho hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng được sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước theo dự toán, kế hoạch hằng năm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, do ngân sách nhà nước cấp xã bảo đảm.
Theo đó, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có trách nhiệm theo quy định trên trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng bao gồm:
- Bố trí địa điểm làm việc để Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng tổ chức các cuộc họp và lưu trữ tài liệu phục vụ hoạt động kiểm tra, giám sát;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng;
- Xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng, thông báo kết quả giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị;
- Xử lý người có hành vi cản trở hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng, người có hành vi trả thù, trù dập thành viên Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng theo quy định của pháp luật.
Chủ chương trình, chủ đầu tư, ban quản lý chương trình, dự án có trách nhiệm gì trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 45 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định trách nhiệm của chủ chương trình, chủ đầu tư, ban quản lý chương trình, dự án trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng bao gồm:
- Cung cấp đầy đủ, trung thực, kịp thời tài liệu liên quan đến việc triển khai thực hiện chương trình, dự án theo yêu cầu của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện việc kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật;
- Tiếp thu ý kiến, kiến nghị kiểm tra, giám sát của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng và thông báo kết quả thực hiện đến Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?