Trách nhiệm hình sự đối với hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt bom, mìn sót lại sau chiến tranh như thế nào?
- Trách nhiệm hình sự đối với hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt bom, mìn sót lại sau chiến tranh như thế nào?
- Trách nhiệm hình sự trong trường hợp phạm tội thực hiện nhiều hành vi phạm tội khác nhau định các điều 304, 305, 306 của Bộ luật Hình sự như thế nào?
- Trách nhiệm hình sự đối với hành vi đã tàng trữ, vận chuyển vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự một thời gian, sau đó giao nộp theo vận động của chính quyền địa phương như thế nào?
Trách nhiệm hình sự đối với hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt bom, mìn sót lại sau chiến tranh như thế nào?
Căn cứ tại khoản 8 Điều 6 Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐTP quy định trách nhiệm hình sự đối với hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt bom, mìn sót lại sau chiến tranh như sau:
- Nếu bom, mìn chưa bị tháo rời các bộ phận (ngòi nổ, thuốc nổ), kết quả giám định kết luận còn nguyên tính năng, tác dụng của vũ khí quân dụng thì xác định là tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự theo Điều 304 của Bộ luật Hình sự,
- Nếu bom, mìn đã bị tháo rời các bộ phận (ngòi nổ, thuốc nổ), kết quả giám định kết luận thuốc nổ, ngòi nổ vẫn còn tính năng, tác dụng của vật liệu nổ thì xác định là tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ theo Điều 305 của Bộ luật Hình sự.
Trách nhiệm hình sự đối với hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt bom, mìn sót lại sau chiến tranh như thế nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm hình sự trong trường hợp phạm tội thực hiện nhiều hành vi phạm tội khác nhau định các điều 304, 305, 306 của Bộ luật Hình sự như thế nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 6 Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐTP quy định trách nhiệm hình trong trường hợp phạm tội thực hiện nhiều hành vi phạm tội khác nhau định các điều 304, 305, 306 của Bộ luật Hình sự như sau:
Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về 01 tội hay về nhiều tội độc lập đối với từng hành vi đã thực hiện. Khi quyết định hình phạt, Tòa án áp dụng Điều 55 của Bộ luật Hình sự để tổng hợp hình phạt chung, cụ thể như sau:
- Nếu người phạm tội thực hiện nhiều hành vi phạm tội mà những hành vi phạm tội này liên quan chặt chẽ với nhau (hành vi phạm tội này là điều kiện để thực hiện, là hậu quả tất yếu của hành vi phạm tội kia) đối với cùng nhiều đối tượng hay một đối tượng thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về 01 tội với tên tội danh đầy đủ các hành vi đã được thực hiện.
Ví dụ: Một người chế tạo vũ khí quân dụng rồi tàng trữ và đưa ra sử dụng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “chế tạo, tàng trữ và sử dụng trái phép vũ khí quân dụng”.
- Nếu người phạm tội thực hiện nhiều hành vi độc lập đối với các đối tượng độc lập khác nhau thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về nhiều tội độc lập với từng hành vi độc lập đã được thực hiện.
Ví dụ: Một người tàng trữ 02 khẩu súng quân dụng và mua 05 quả lựu đạn thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng” và tội “mua bán trái phép vũ khí quân dụng”.
Trách nhiệm hình sự đối với hành vi đã tàng trữ, vận chuyển vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự một thời gian, sau đó giao nộp theo vận động của chính quyền địa phương như thế nào?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 6 Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐTP quy định trách nhiệm hình sự đối với hành vi đã tàng trữ, vận chuyển vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự một thời gian, sau đó giao nộp theo vận động của chính quyền địa phương như sau:
- Trường hợp người đã tàng trữ, vận chuyển vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ theo quy định Điều 63 và Điều 67 của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Trường hợp chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật hình sự khác, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự tương ứng với hành vi phạm tội, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?