Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được quy định như thế nào?
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được quy định như thế nào?
- Trách nhiệm của Công đoàn Việt Nam các cấp trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở như thế nào?
- Trách nhiệm của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện dân chủ ở cơ sở thế nào?
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 86 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:
Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã
...
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn cấp xã;
b) Giữ mối liên hệ chặt chẽ với Nhân dân và cộng đồng dân cư trên địa bàn cấp xã;
c) Xem xét, giải quyết và trả lời kịp thời các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã;
d) Kịp thời báo cáo cơ quan nhà nước cấp trên về những vấn đề không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
Như vậy, theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã cụ thể như sau:
(1) Tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn cấp xã;
(2) Giữ mối liên hệ chặt chẽ với Nhân dân và cộng đồng dân cư trên địa bàn cấp xã;
(3) Xem xét, giải quyết và trả lời kịp thời các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã;
(4) Kịp thời báo cáo cơ quan nhà nước cấp trên về những vấn đề không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;
(5) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được quy định như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Trách nhiệm của Công đoàn Việt Nam các cấp trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở như thế nào?
Căn cứ Điều 88 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định về trách nhiệm của Công đoàn Việt Nam các cấp như sau:
- Tổ chức vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ ở cơ sở; tổ chức các phong trào thi đua về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Tham gia, hỗ trợ, hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động.
- Tiếp nhận, tổng hợp khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về thực hiện dân chủ ở cơ sở để chuyển đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền; theo dõi, giám sát quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
- Thực hiện giám sát, phản biện xã hội đối với việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, việc thực hiện dân chủ ở cơ sở của đoàn viên công đoàn.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022.
Trách nhiệm của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện dân chủ ở cơ sở thế nào?
Căn cứ Điều 83 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định về trách nhiệm của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ như sau:
(1) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thực hiện dân chủ ở cơ sở và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Ban hành theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở;
- Thực hiện các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức về quyền và trách nhiệm của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở;
- Hướng dẫn cơ quan, tổ chức, công dân trong việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở;
- Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật, xử lý vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở;
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.
(2) Bộ Nội vụ có trách nhiệm sau đây:
- Giúp Chính phủ quản lý nhà nước về thực hiện dân chủ tại xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;
- Theo dõi, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện dân chủ ở cơ sở.
(3) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm sau đây:
- Giúp Chính phủ quản lý nhà nước về thực hiện dân chủ ở tổ chức có sử dụng lao động;
- Phối hợp với Bộ Nội vụ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện dân chủ ở tổ chức có sử dụng lao động.
(4) Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí về thực hiện dân chủ ở cơ sở và việc cấp kinh phí cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Ban Thanh tra nhân dân và Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.
(5) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, căn cứ vào quy định của Luật này, quy định việc thực hiện dân chủ trong nội bộ các cơ quan của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.
(6) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chịu trách nhiệm tổ chức thi hành pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?