Trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì? Việc công khai thông tin hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện như thế nào?
- Trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì?
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa có trách nhiệm gì trong việc cung cấp thông tin?
- Việc công khai thông tin hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện như thế nào?
- Việc kiểm tra, giám sát, đánh giá, xử lý vi phạm của doanh nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện như thế nào?
Trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì?
Theo quy định tại Điều 27 Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 quy định về trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
- Thực hiện cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo các điều kiện, cam kết với cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Luật này; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tuân thủ các thủ tục hành chính.
- Cung cấp thông tin, tài liệu kịp thời, đầy đủ và chính xác cho cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để chứng minh, xác nhận việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chịu trách nhiệm với cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp theo hợp đồng cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Tham gia, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đầu tư thành lập, quản lý và vận hành tổ chức thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo hình thức đối tác công tư hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì? Việc công khai thông tin hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện như thế nào?
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có trách nhiệm gì trong việc cung cấp thông tin?
Trách nhiệm của doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Điều 28 Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 như sau:
- Cung cấp thông tin, tài liệu về doanh nghiệp kịp thời, đầy đủ, chính xác theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin, tài liệu đã cung cấp.
- Tuân thủ quy định của pháp luật; thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước.
- Thực hiện đúng cam kết với cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Bố trí nguồn lực đối ứng để tiếp nhận, phối hợp và tổ chức thực hiện có hiệu quả nguồn lực hỗ trợ.
Việc công khai thông tin hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại Điều 29 Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017 quy định về việc công khai thông tin.
Cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện công khai nội dung, chương trình, kết quả thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các thông tin khác có liên quan.
Việc công khai thông tin hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện theo các hình thức sau đây:
- Niêm yết công khai tại cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của cơ quan thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Việc công khai thông tin hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải được thực hiện chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nội dung, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017 được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Việc kiểm tra, giám sát, đánh giá, xử lý vi phạm của doanh nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện như thế nào?
- Kiểm tra, giám sát việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Điều 30 Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 như sau:
+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân tài trợ kiểm tra, giám sát việc thực hiện nội dung, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật.
+ Nội dung kiểm tra, giám sát bao gồm:
Việc lựa chọn đối tượng hỗ trợ; việc thực hiện trình tự, thủ tục và nội dung hỗ trợ;
Việc chấp hành pháp luật trong quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ, tài trợ;
Việc thực hiện công khai thông tin hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định tại Điều 29 Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017.
- Đánh giá hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Điều 31 Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 như sau:
+ Cơ quan, tổ chức chủ trì thực hiện nội dung, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tổ chức đánh giá kết quả thực hiện, tác động dự kiến đối với đối tượng hỗ trợ và công khai kết quả đánh giá theo các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017.
+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư định kỳ tổ chức đánh giá độc lập tác động của nội dung, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Xử lý vi phạm pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Điều 32 Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 như sau:
+ Doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Luật này thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
+ Quyết định xử lý vi phạm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải được công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan thực hiện hỗ trợ và Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?