Trách nhiệm của ngân hàng trong hoạt động chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài như thế nào?

Cho hỏi trách nhiệm của ngân hàng được phép trong hoạt động chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài như thế nào? Câu hỏi của Tuấn Toàn (Bình Định).

Trách nhiệm của ngân hàng được phép trong hoạt động chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài như thế nào?

Tại Điều 16 Thông tư 20/2022/TT-NHNN quy định trách nhiệm của ngân hàng được phép trong hoạt động chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài như sau:

- Thực hiện nghiêm túc và hướng dẫn khách hàng thực hiện các quy định tại Thông tư này.

- Xây dựng và tự chịu trách nhiệm về nội dung của quy định nội bộ về quy trình nghiệp vụ liên quan đến hoạt động chuyển tiền một chiều ra nước ngoài và thanh toán, chuyển tiền cho các giao dịch vãng lai khác, trong đó tối thiểu bao gồm các nội dung sau:

+ Quy định về giấy tờ, chứng từ liên quan đến các giao dịch chuyển tiền nhằm đảm bảo việc cung ứng các dịch vụ ngoại hối được thực hiện đúng mục đích và phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan;

+ Nguyên tắc xây dựng mức mua, chuyển, mang ngoại tệ cho các mục đích chuyển tiền một chiều;

+ Kiểm tra, giám sát số liệu mua, chuyển, mang ngoại tệ của tổ chức, cá nhân cho các mục đích chuyển tiền một chiều và giao dịch vãng lai khác trong cùng hệ thống ngân hàng mình để đảm bảo số tiền mua, chuyển, mang không vượt quá số tiền ghi trên giấy tờ, chứng từ có liên quan, các mức ngoại tệ mua, chuyển, mang ra nước ngoài;

+ Yêu cầu tổ chức, cá nhân có văn bản cam kết mua, chuyển, mang ngoại tệ phù hợp với các mức mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài quy định tại Thông tư này.

- Kiểm tra, lưu giữ các giấy tờ và chứng từ phù hợp với các giao dịch thực tế theo quy định tại Thông tư này và quy định pháp luật liên quan.

- Yêu cầu các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện giao dịch mua, chuyển, mang ngoại tệ cho các mục đích chuyển tiền một chiều và hoạt động thanh toán, chuyển tiền cho các giao dịch vãng lai khác cung cấp các thông tin cần thiết về tổ chức, cá nhân mua, chuyển, mang ngoại tệ và tổ chức, cá nhân thụ hưởng, trong đó bao gồm tối thiểu các thông tin sau đây:

+ Thông tin nhận biết khách hàng là tổ chức, cá nhân mua, chuyển, mang ngoại tệ theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền;

+ Thông tin cần thiết về tổ chức, cá nhân thụ hưởng cho hoạt động thanh toán, chuyển tiền cho mục đích chuyển tiền một chiều và các giao dịch vãng lai khác:

Tên của tổ chức, cá nhân thụ hưởng, số tài khoản của tổ chức, cá nhân thụ hưởng, ngân hàng thụ hưởng (địa chỉ, quốc gia). Trường hợp không có số tài khoản của cá nhân thụ hưởng thì cung cấp số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu hoặc chứng từ pháp lý có giá trị tương đương còn thời hạn sử dụng.

- Ngân hàng được phép có quyền từ chối hoặc không thực hiện các giao dịch bán, chuyển hoặc cấp Giấy xác nhận mang ngoại tệ ra nước ngoài nếu tổ chức, cá nhân không cung cấp đầy đủ và/hoặc chính xác thông tin theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Thông tư 20/2022/TT-NHNN.

- Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

trách nhiệm ngân hàng

Trách nhiệm của ngân hàng trong hoạt động chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài như thế nào? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm của tổ chức và cá nhân có liên quan trong hoạt động chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài là gì?

Tại Điều 17 Thông tư 20/2022/TT-NHNN có quy định về trách nhiệm của tổ chức và cá nhân có liên quan trong hoạt động chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài như sau:

- Cung cấp đầy đủ các thông tin cho ngân hàng được phép theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Thông tư 20/2022/TT-NHNN và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các thông tin đã cung cấp cho ngân hàng được phép.

- Xuất trình các giấy tờ, chứng từ khi mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ cho các mục đích chuyển tiền một chiều của cá nhân và thanh toán, chuyển tiền đối với các giao dịch vãng lai khác theo quy định của ngân hàng được phép.

- Xuất trình các giấy tờ, chứng từ chứng minh mục đích tài trợ, nguồn tài trợ, quyết định phê duyệt mức tài trợ của người đại diện hợp pháp của tổ chức, văn bản cam kết về tính hợp pháp của nguồn tiền và các giấy tờ, chứng từ khác theo quy định của ngân hàng được phép khi mua, chuyển, mang ngoại tệ cho mục đích chuyển tiền một chiều của tổ chức (trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 17 Thông tư 20/2022/TT-NHNN).

- Người cư trú là tổ chức chuyển tiền ra nước ngoài cho mục đích tài trợ, viện trợ từ nguồn tiền đóng góp tự nguyện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư 20/2022/TT-NHNN có trách nhiệm xuất trình:

+ Văn bản về việc huy động, tiếp nhận tiền đóng góp tự nguyện để tài trợ, viện trợ, trong đó bao gồm các nội dung chính: Mục đích tài trợ, viện trợ; đối tượng hưởng tài trợ, viện trợ; thời điểm bắt đầu và kết thúc nhận tiền đóng góp tự nguyện; cách thức tiếp nhận tiền đóng góp là chuyển khoản và/hoặc tiền mặt, đồng tiền đóng góp là đồng Việt Nam; thông tin tài khoản tiếp nhận tiền đóng góp tự nguyện;

+ Danh sách bao gồm tên, địa chỉ (nếu có) kèm theo số tiền của tổ chức, cá nhân đóng góp tự nguyện;

+ Chứng từ chứng minh số tiền đã nhận được từ nguồn đóng góp tự nguyện;

+ Văn bản cam kết của tổ chức về việc tổ chức chỉ mở một tài khoản tại một ngân hàng được phép để tiếp nhận tiền đóng góp tự nguyện;

+ Các giấy tờ, chứng từ khác theo quy định của ngân hàng được phép.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các loại giấy tờ, chứng từ đã xuất trình cho ngân hàng được phép.

- Không được sử dụng một bộ hồ sơ chứng từ để mua, chuyển, mang ngoại tệ vượt quá số tiền ghi trên giấy tờ, chứng từ có liên quan, các mức ngoại tệ mua, chuyển, mang ra nước ngoài quy định tại Thông tư này tại một hoặc nhiều ngân hàng được phép.

- Sử dụng ngoại tệ tiền mặt mua tại ngân hàng được phép đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.

- Không được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài cho các mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, lừa đảo, gian lận và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

- Người cư trú là tổ chức chuyển tiền ra nước ngoài cho mục đích tài trợ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư 20/2022/TT-NHNN chỉ được mua, chuyển ngoại tệ tại một ngân hàng được phép trong toàn bộ quá trình thực hiện tài trợ cho mỗi chương trình, quỹ, dự án.

- Người cư trú là tổ chức, cá nhân khi thực hiện thanh toán, chuyển tiền ra nước ngoài để mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài ngoài có trách nhiệm tuân thủ quy định tại Thông tư 20/2022/TT-NHNN, quy định về mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài thông qua các Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam có liên thông với Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài và quy định có liên quan.

- Thực hiện nghiêm túc quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.

Chế độ báo cáo trong hoạt động chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài được thực hiện thế nào?

Tại Điều 15 Thông tư 20/2022/TT-NHNN quy định chế độ báo cáo trong hoạt động chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài như sau:

- Định kỳ hàng tháng, chậm nhất trước ngày 20 của tháng báo cáo, ngân hàng được phép báo cáo về tình hình mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài của người cư trú là tổ chức cho mục đích chuyển tiền tài trợ, viện trợ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 20/2022/TT-NHNN (theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 20/2022/TT-NHNN).

Thời gian chốt số liệu báo cáo được tính từ ngày 15 của tháng trước đến ngày 14 của tháng báo cáo. Báo cáo được gửi theo phương thức thư điện tử về địa chỉ hộp thư điện tử baocaongoàite@sbv.gov.vn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Định kỳ hàng tháng, ngân hàng được phép báo cáo về tình hình mua, chuyển, mang ngoại tệ của người cư trú là công dân Việt Nam, tình hình mua, bán ngoại tệ tiền mặt với cá nhân theo quy định về chế độ báo cáo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Thông tư 20/2022/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.

Hoạt động chuyển tiền một chiều
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trách nhiệm của ngân hàng trong hoạt động chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoạt động chuyển tiền một chiều
2,430 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hoạt động chuyển tiền một chiều
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào