Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo Thông tư 65/2024 thế nào?
- Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo Thông tư 65/2024 thế nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ?
- Bài kiểm tra kiến thức pháp luật theo mô phỏng có thời gian, kết cấu và thời gian đạt yêu cầu thế nào?
Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo Thông tư 65/2024 thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 65/2024/TT-BCA có quy định về trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ như sau:
- Bảo đảm điều kiện tổ chức kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 65/2024/TT-BCA.
- Đăng tải công khai tài liệu ôn luyện kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên Cổng thông tin điện tử thuộc phạm vi quản lý.
- Phân công cán bộ tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra và cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
- Định kỳ trước ngày 25 của tháng, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử thuộc phạm vi quản lý về dự kiến ngày tổ chức kiểm tra của tháng tiếp theo để người đăng ký kiểm tra lựa chọn và đăng ký ngày kiểm tra trong mẫu số 01 Phụ lục kèm theo Thông tư 65/2024/TT-BCA.
- Tổ chức kiểm tra ít nhất 02 lần trong 01 tuần và thông báo công khai ngày kiểm tra trên Cổng thông tin điện tử thuộc phạm vi quản lý.
- Phổ biến, hướng dẫn quy trình thực hiện cho người dự kiểm tra khi tổ chức kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
- Thông báo kết quả kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của người dự kiểm tra cho cơ quan của người có thẩm quyền trừ điểm giấy phép lái xe và cơ quan quản lý giấy phép lái xe khi chưa được kết nối, chia sẻ dữ liệu.
- Lưu trữ tại cơ quan có thẩm quyền kiểm tra: dữ liệu hình ảnh camera giám sát phòng kiểm tra trong thời hạn ít nhất 02 năm; hồ sơ đăng ký kiểm tra, biên bản kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ dưới hình thức giấy và dữ liệu điện tử trên phần mềm trong thời hạn ít nhất 05 năm.
Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo Thông tư 65/2024 thế nào? (Hình từ internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 65/2024/TT-BCA quy định cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ như sau:
Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ:
1. Cục Cảnh sát giao thông.
2. Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Theo đó, Cục Cảnh sát giao thông và Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Bài kiểm tra kiến thức pháp luật theo mô phỏng có thời gian, kết cấu và thời gian đạt yêu cầu thế nào?
Căn cứ tại khoản 4 và 5 Điều 6 Thông tư 65/2024/TT-BCA có quy định về thời gian, kết cấu bài kiểm tra và kết quả kiểm tra kiến thức pháp luật theo mô phỏng đạt yêu cầu như sau:
- Thời gian kiểm tra không quá 10 phút. Bài kiểm tra được thiết kế dưới dạng 10 câu hỏi mô phỏng các tình huống giao thông, mỗi câu hỏi là 01 tình huống tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, mỗi câu hỏi có số điểm tối đa là 05 điểm và số điểm tối thiểu là 0 điểm.
- Số điểm đạt được của người dự kiểm tra tương ứng với thời điểm nhận biết và xác định tình huống tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông thông qua việc tương tác với máy tính có cài đặt phần mềm mô phỏng. Người dự kiểm tra đạt từ 35/50 điểm trở lên là đạt yêu cầu.
Đối với kết quả kiểm tra đạt yêu cầu được phục hồi điểm giấy phép lái xe:
- Đối với trường hợp người có giấy phép lái xe mô tô bị trừ hết điểm: được phục hồi điểm giấy phép lái xe khi có kết quả kiểm tra lý thuyết kiến thức pháp luật đạt yêu cầu quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 6 Thông tư 65/2024/TT-BCA;
- Đối với trường hợp người có giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: được phục hồi điểm giấy phép lái xe khi có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu đối với cả 02 nội dung là kiểm tra lý thuyết kiến thức pháp luật và kiểm tra kiến thức pháp luật theo mô phỏng quy định tại các điểm c, d, đ, e khoản 3 và khoản 4 Điều 6 Thông tư 65/2024/TT-BCA.
Người có kết quả kiểm tra lý thuyết kiến thức pháp luật không đạt yêu cầu thì không được kiểm tra kiến thức pháp luật theo mô phỏng.
Người có kết quả kiểm tra lý thuyết kiến thức pháp luật đạt yêu cầu nhưng có kết quả kiểm tra kiến thức pháp luật theo mô phỏng không đạt yêu cầu thì được bảo lưu kết quả kiểm tra lý thuyết kiến thức pháp luật trong thời gian 01 năm, kể từ ngày kiểm tra có kết quả đạt yêu cầu.
Người dự kiểm tra có kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu có thể đăng ký kiểm tra lại sau 07 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra trước đó.
*Thông tư 65/2024/TT-BCA có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?