Tổng hợp 53 khiếm khuyết hư hỏng không quan trọng được đăng kiểm đối với xe ô tô từ ngày 22/03/2023?
- Các khiếm khuyết hư hỏng của xe cơ giới trong kiểm định có bao nhiêu mức độ? Xe cơ giới đồng thời có nhiều mức hư hỏng thì đánh giá vào mức nào?
- Từ ngày 22/03/2023, những khiếm khuyết hư hỏng không quan trọng nào vẫn được đăng kiểm đối với xe ô tô?
- Việc kiểm tra, đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường của xe cơ giới hiện nay có những công đoạn nào?
Các khiếm khuyết hư hỏng của xe cơ giới trong kiểm định có bao nhiêu mức độ? Xe cơ giới đồng thời có nhiều mức hư hỏng thì đánh giá vào mức nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT có quy định về các khiếm khuyết hư hỏng của xe cơ giới trong kiểm định như sau:
Thực hiện kiểm tra, đánh giá xe cơ giới
...
2. Các khiếm khuyết, hư hỏng của xe cơ giới trong kiểm định được phân thành 3 mức như sau:
a) Khiếm khuyết, hư hỏng không quan trọng (MINOR DEFECTS - MiD) là hư hỏng không gây mất an toàn kỹ thuật, ô nhiễm môi trường khi xe cơ giới tham gia giao thông. Xe cơ giới vẫn được cấp Giấy chứng nhận kiểm định;
b) Khiếm khuyết, hư hỏng quan trọng (MAJOR DEFECTS - MaD) là hư hỏng có thể gây mất an toàn kỹ thuật, ô nhiễm môi trường khi xe cơ giới tham gia giao thông. Xe cơ giới không được cấp Giấy chứng nhận kiểm định, phải sửa chữa các hư hỏng để kiểm định lại;
c) Khiếm khuyết, hư hỏng nguy hiểm (DANGEROUS DEFECTS - DD) là hư hỏng gây nguy hiểm trực tiếp và tức thời khi xe cơ giới tham gia giao thông. Xe cơ giới không được cấp Giấy chứng nhận kiểm định, không được tham gia giao thông và phải sửa chữa các hư hỏng để kiểm định lại.
Theo đó, trong kiểm định, các khiếm khuyết hư hỏng của xe cơ giới được phân chia thành 03 mức độ như sau:
- Khiếm khuyết hư hỏng không quan trọng (MINOR DEFECTS - MiD);
- Khiếm khuyết hư hỏng quan trọng (MAJOR DEFECTS - MaD);
- Khiếm khuyết hư hỏng nguy hiểm (DANGEROUS DEFECTS - DD).
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT như sau:
Thực hiện kiểm tra, đánh giá xe cơ giới
...
3. Xe cơ giới đồng thời có những hư hỏng ở các mức khác nhau sẽ bị đánh giá ở mức hư hỏng cao nhất trong các hư hỏng.
Như vậy, theo quy định thì trong trường hợp xe cơ giới đồng thời có những hư hỏng ở các mức khác nhau thì sẽ đánh giá vào mức độ hư hỏng cao nhất trong các hư hỏng.
Ví dụ: Xe cơ giới có 02 hư hỏng được đánh giá ở các mức độ là MiD và MaD. Trong trường hợp này, mức độ khiếm khuyết của xe sẽ được đánh giá là khiếm khuyết hư hỏng quan trọng (MaD).
Tổng hợp 53 khiếm khuyết hư hỏng không quan trọng được đăng kiểm đối với xe ô tô từ ngày 22/03/2023? (Hình từ Internet)
Từ ngày 22/03/2023, những khiếm khuyết hư hỏng không quan trọng nào vẫn được đăng kiểm đối với xe ô tô?
Căn cứ theo nội dung tại Bảng 1 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BGTVT, những khiếm khuyết hư hỏng không quan trọng của xe ô tô vẫn được đăng kiểm bao gồm:
Vị trí | Khiếm khuyết hư hỏng |
Biển số đăng ký | Lắp đặt không chắc chắn; màu nền biển số khác với ký hiệu nền màu biển số ghi trên Giấy đăng ký xe |
Biểu trưng; thông tin kẻ trên cửa xe, thành xe theo quy định | Không có theo quy định; Không chính xác, không đầy đủ thông tin theo quy định; Mờ, không nhìn rõ |
Cửa, khóa cửa và tay nắm cửa | Đóng, mở không nhẹ nhàng |
Cơ cấu khoá, mở buồng lái; thùng xe; khoang hành lý; khoá hãm công-ten-nơ | Khoá mở không nhẹ nhàng |
Ghế ngồi (kể cả ghế người lái), giường nằm | Cơ cấu điều chỉnh (nếu có) không có tác dụng; Rách mặt đệm |
Bậc lên xuống | Mọt gỉ, thủng |
Tay vịn, cột chống | Mọt gỉ |
Giá để hàng, khoang hành lý | Mọt gỉ, thủng, rách |
Chắn bùn | Không đầy đủ, lắp đặt không chắc chắn; Rách, thủng, mọt gỉ, vỡ |
Tầm nhìn của người lái | Lắp thêm các vật làm hạn chế tầm nhìn của người lái theo hướng phía trước, hai bên |
Gạt nước | Không đầy đủ, lắp đặt không chắc chắn; Lưỡi gạt quá mòn; Không đảm bảo tầm nhìn của người lái; Không hoạt động bình thường |
Phun nước rửa kính | Không đầy đủ, lắp đặt không chắc chắn; Không hoạt động hoặc phun không đúng vào phần được quét của gạt nước |
Dây điện | Lắp đặt không chắc chắn |
Ắc quy | Lắp đặt không chắc chắn, không đúng vị trí; Rò rỉ môi chất |
Đèn chiếu sáng phía trước | Mầu ánh sáng không phải là mầu trắng hoặc vàng |
Đèn kích thước phía trước, phía sau và thành bên | Gương phản xạ, kính tán xạ ánh sáng mờ, nứt |
Đèn báo rẽ (xin đường) và đèn báo nguy hiểm | Gương phản xạ, kính tán xạ ánh sáng mờ, nứt |
Đèn phanh | Gương phản xạ, kính tán xạ ánh sáng mờ, nứt; Khi đạp phanh, số đèn hoạt động tại cùng thời điểm của cặp đèn đối xứng nhau không đồng bộ về mầu sắc và kích cỡ |
Đèn lùi | Không sáng khi cài số lùi, vỡ; Mầu ánh sáng không phải mầu trắng |
Đèn soi biển số | Không đầy đủ, lắp đặt không chắc chắn; Không sáng khi bật đèn chiếu sáng phía trước; Kính tán xạ ánh sáng mờ, nứt, vỡ; Mầu ánh sáng không phải mầu trắng; Cường độ sáng và diện tích phát sáng không đảm bảo nhận biết ở khoảng cách 10 m trong điều kiện ánh sáng ban ngày |
Còi | Âm thanh phát ra không liên tục, âm lượng không ổn định; Điều khiển hư hỏng, không điều khiển dễ dàng, lắp đặt không đúng vị trí; Âm lượng nhỏ hơn 93 dB(A) |
Bánh xe | Áp suất lốp không đúng; Bánh xe dự phòng không đầy đủ; nứt vỡ, phồng, rộp, mòn đến dấu chỉ báo của nhà sản xuất |
Dẫn động phanh | Không có tác dụng chống trượt trên bàn đạp phanh, bị mất bộ phận chống trượt hoặc mòn nhẵn |
Bơm chân không, máy nén khí, các van và bình chứa môi chất | Nắp bình chứa dầu phanh không kín, bị mất |
Ly hợp | Không có tác dụng chống trượt trên bàn đạp, bị mất bộ phận chống trượt hoặc mòn nhẵn |
Hộp số | Cong vênh |
Cầu xe | Nắp che đầu trục không đầy đủ, hư hỏng |
Giảm chấn | Rò rỉ dầu, chi tiết cao su bị vỡ nát |
Dây đai an toàn | Khóa cài đóng mở không nhẹ nhàng, tự mở |
Búa phá cửa sự cố | Không đầy đủ, không được đặt ở vị trí quy định |
Camera hành trình | Không hiển thị hình ảnh quan sát |
Camera lùi | Không hiển thị hình ảnh quan sát |
Động cơ và các hệ thống liên quan | Các loại đồng hồ khác, đèn báo trên bảng điều khiển không hoạt động hoặc báo lỗi |
Hệ thống dẫn khí thải, bộ giảm âm | Mọt gỉ, rách, rò rỉ khí thải |
Tình trạng bàn đạp ga | Không có tác dụng chống trượt trên bàn đạp, bị mất bộ phận chống trượt hoặc mòn nhẵn |
Việc kiểm tra, đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường của xe cơ giới hiện nay có những công đoạn nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 7 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT, việc kiểm tra, đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường của xe cơ giới được chia thành 05 công doanh như sau:
- Công đoạn 1: kiểm tra nhận dạng, tổng quát;
- Công đoạn 2: kiểm tra phần trên của phương tiện;
- Công đoạn 3: kiểm tra hiệu quả phanh và trượt ngang;
- Công đoạn 4: kiểm tra môi trường;
- Công đoạn 5: kiểm tra phần dưới của phương tiện.
Theo đó, việc kiểm tra, đánh giá tình trạng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường của xe cơ giới phải do các đăng kiểm viên thực hiện; mỗi xe cơ giới có thể phân công một hoặc nhiều đăng kiểm viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?