Tổng cục trưởng là ai? Tổng cục trưởng phải đáp ứng các yêu cầu về trình độ, phẩm chất như thế nào?
Tổng cục trưởng là ai?
Căn cứ bản mô tả công việc Tổng cục trưởng và tương đương Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV thì:
Tổng cục trưởng và tương đương (sau đây gọi chung là Tổng cục trưởng) là người đứng đầu Tổng cục, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện việc hoạch định chính sách, thực hiện quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với ngành, lĩnh vực, chuyên ngành trong phạm vi cả nước theo phân công, phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục.
Tổng cục trưởng là ai? Tổng cục trưởng phải đáp ứng các yêu cầu về trình độ, phẩm chất như thế nào? (Hình từ Internet)
Các nhiệm vụ, công việc của Tổng cục trưởng là gì?
Căn cứ bản mô tả công việc Tổng cục trưởng và tương đương Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV thì Tổng cục trưởng có những nhiệm vụ, công việc như sau:
(1) Chủ trì lập kế hoạch công tác, phân công nhiệm vụ trong Tổng cục:
- Chủ trì xây dựng nội dung, kế hoạch công tác năm, quý, tháng của Tổng cục theo quy định của Bộ.
- Phân công nhiệm vụ cho các Phó Tổng cục trưởng.
- Chỉ đạo hướng dẫn xây dựng và phê duyệt nội dung chương trình, kế hoạch công tác năm, 6 tháng, quý, tháng của Tổng cục.
(2) Chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công việc của Tổng cục:
- Kiểm tra, đôn đốc, điều phối công chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác.
- Theo dõi, đánh giá việc thực hiện kế hoạch công tác của từng công chức.
- Chủ trì hoặc phối hợp với các vụ, đơn vị trong Bộ và các cơ quan liên quan thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Tổng cục.
- Xử lý các công việc đột xuất (trong phạm vi được giao) và xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ với những việc vượt quá phạm vi chức trách.
(3) Quản lý công chức:
- Định kỳ phân công bố trí lại công việc trong vị trí việc làm đối với công chức trong Tổng cục.
- Chịu trách nhiệm hỗ trợ, theo dõi và đánh giá công chức theo phân cấp.
- Theo dõi diễn biến nhân sự, nhu cầu nhân sự của Tổng cục; nghiên cứu, tìm hiểu và dự kiến nhân sự thay thế, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại...; báo cáo Lãnh đạo Bộ để xin ý kiến.
- Tổ chức thực hiện các quy định, quy chế làm việc, chế độ chính sách, bảo mật, đạo đức công vụ; xây dựng môi trường làm việc văn hóa và đạt hiệu quả cao.
(4) Quản lý hoạt động chung:
- Quản lý, điều hành mọi hoạt động của Tổng cục.
- Xử lý và quản lý văn bản đến.
- Ký trình Lãnh đạo Bộ về các văn bản do Tổng cục dự thảo.
- Thừa ủy quyền hoặc thừa lệnh ký các văn bản theo quy chế làm việc của Bộ.
- Định kỳ (hoặc đột xuất) báo cáo tình hình hoạt động của Tổng cục với Lãnh đạo Bộ và Lãnh đạo Bộ phụ trách.
- Chỉ đạo xây dựng báo cáo và tổng kết công tác năm, 6 tháng, quý, tháng, tuần theo quy định.
- Đại diện cho Tổng cục về mối quan hệ công tác; bàn giao công việc cho một cấp phó phụ trách khi vắng mặt theo quy chế làm việc.
(5) Quản lý tài chính, tài sản.
- Chịu trách nhiệm về công tác tổ chức quản lý tài sản của Tổng cục theo ủy quyền và quy định.
- Chịu trách nhiệm về công tác quản lý tài chính của Tổng cục theo ủy quyền, theo quy định.
(6) Chủ trì hoặc tham gia các cuộc họp, hội nghị.
- Tham dự họp cơ quan và các cuộc họp theo quy chế làm việc của Bộ, Tổng cục.
- Chủ trì họp giao ban, triển khai nhiệm vụ của Tổng cục.
- Tham dự các cuộc họp, hội nghị theo phân công của lãnh đạo Bộ.
(7) Thực hiện các ý kiến chỉ đạo khác của Lãnh đạo Bộ và theo quy chế làm việc
(8) Đảm nhiệm công việc của 1 vị trí việc làm nghiệp vụ tương ứng ngạch công chức cao nhất trong tổ chức.
Tổng cục trưởng phải đáp ứng các yêu cầu về trình độ, phẩm chất như thế nào?
Căn cứ bản mô tả công việc Tổng cục trưởng và tương đương Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV thì Tổng cục trưởng phải đáp ứng các yêu cầu về trình độ như sau:
(1) Trình độ đào tạo:
- Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác.
- Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cử nhân chính trị hoặc có giấy xác nhận tương đương trình độ cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền.
(2) Kiến thức bổ trợ
- Có trình độ quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp vụ và tương đương hoặc chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp sở và tương đương (sau khi được bổ nhiệm).
- Có trình độ tin học, ngoại ngữ phù hợp theo yêu cầu của Bộ, ngành nơi công chức công tác.
(3) Kinh nghiệm (thành tích công tác)
- Đã đảm nhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở một trong các chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp Phó Tổng cục trưởng và tương đương; Vụ trưởng và tương đương thuộc Bộ; Vụ trưởng và tương đương thuộc Tổng cục hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và tương đương, Giám đốc sở và tương đương.
(4) Phẩm chất cá nhân
- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định cơ quan.
- Tinh thần trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt.
- Trung thực, kiên định nhưng biết lắng nghe.
- Điềm tĩnh, cẩn thận.
- Khả năng sáng tạo, tư duy độc lập. - Khả năng đoàn kết nội bộ.
(5) Các yêu cầu khác
- Có khả năng, đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục.
- Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn của Tổng cục.
- Hiểu biết về lĩnh vực công tác của Tổng cục trong hệ thống chính trị và định hướng phát triển.
- Có khả năng tổng kết, sơ kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận về công tác theo chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục.
- Có khả năng đào tạo, bồi dưỡng, truyền lại kinh nghiệm cho cán bộ trẻ sau mình.
- Có trách nhiệm chỉ đạo bảo quản, lưu giữ khoa học, lưu trữ số liệu hồ sơ theo hệ thống để phục vụ cho nhiệm vụ công tác của Tổng cục, của Bộ trước mắt cũng như lâu dài.
Thông tư 12/2022/TT-BNV sẽ có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?