Tổng cục Thuế yêu cầu hoàn thành kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế còn tồn của năm 2022 trước ngày 29/04/2023?
- Tổng cục Thuế yêu cầu hoàn thành kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế còn tồn của năm 2022 trước ngày 29/04/2023?
- Tổng cục Thuế yêu cầu tăng cường kiểm tra hóa đơn thuế, hoàn thuế GTGT phải không?
- Khẩn trường thực hiện đấu tranh chống các hành vi trốn thuế, tội phạm về thuế, tác phong của công chức thuế khi kiểm tra thuế?
Tổng cục Thuế yêu cầu hoàn thành kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế còn tồn của năm 2022 trước ngày 29/04/2023?
Một trong 09 nhiệm vụ trọng tâm mà Tổng cục Thuế yêu cầu Cục Thuế thực hiện tại Công văn 586/TCT-TTKT năm 2023, cụ thể như sau:
Hoàn thành kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế còn tồn, dở dang của năm 2022 trước ngày 29/4/2023.
Đồng thời, tổ chức thực hiện ngay kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế năm 2023 đã được Tổng cục Thuế phê duyệt theo Quyết định số 1960/QĐ-TCT ngày 15/12/2022. Cục Thuế chủ động lập kế hoạch triển khai, giao chỉ tiêu phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra thuế gắn với việc xét thi đua, khen thưởng đến từng công chức và từng bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế.
- Áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong thực hiện thanh tra, kiểm thuế: sử dụng các tiêu chí có điểm rủi ro cao khi lập kế hoạch kết hợp với nguồn thông tin, dữ liệu của ngành thuế và các thông tin thu thập từ bên thứ ba để phân tích các yếu tố rủi ro;
Từ đó xác định nội dung cần tập trung thanh tra, kiểm tra thuế. Xây dựng phương án triển khai công tác thanh tra, kiểm tra linh hoạt, tăng cường triển khai và đẩy mạnh trao đổi thông tin, dữ liệu phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra thuế thông qua phương thức giao dịch điện tử giữa cơ quan thuế và người nộp thuế.
- Chỉ đạo quyết liệt và nghiêm túc trong công tác nhập dữ liệu kết quả công tác thanh tra, kiểm tra hàng tháng vào ứng dụng hỗ trợ thanh tra, kiểm tra (TTR) để kịp thời có số liệu báo cáo kết quả thường xuyên và đột xuất.
- Thực hiện việc ghi Nhật ký điện tử theo đúng quy định, tiến độ thanh tra, kiểm tra; Tăng cường công tác giám sát hoạt động của Đoàn Thanh tra, kiểm tra thuế nhằm đảm bảo việc chấp hành pháp luật, quy trình thanh tra, kiểm tra thuế, tuân thủ chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử của công chức thuế và ý thức kỷ luật của Trưởng đoàn, Phó trưởng đoàn, thành viên Đoàn thanh tra, kiểm tra thuế.
- Đôn đốc thu hồi kịp thời tiền thuế, tiền phạt qua thanh tra, kiểm tra vào ngân sách Nhà nước.
Đảm bảo 100% các cuộc thanh tra, kiểm tra thực hiện đúng quy định của Luật Quản lý thuế, Luật Thanh tra, Quy trình thanh tra thuế, Quy trình kiểm tra thuế.
Khi thực hiện thanh tra thuế cần cập nhật kịp thời các bước được quy định tại Thông tư 06/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 của Thanh tra Chính phủ từ khâu thu thập thông tin, tài liệu để chuẩn bị thanh tra đến khi kết thúc cuộc thanh tra.
Tổng cục Thuế yêu cầu hoàn thành kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế còn tồn của năm 2022 trước ngày 29/04/2023?
Tổng cục Thuế yêu cầu tăng cường kiểm tra hóa đơn thuế, hoàn thuế GTGT phải không?
Tổng cục Thuế yêu cầu các Cục Thuế tập trung tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Công văn 586/TCT-TTKT năm 2023, cụ thể như sau:
(1) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế trong lĩnh vực hóa đơn:
- Các Cục Thuế thực hiện triển khai áp dụng ngay bộ chỉ số tiêu chí trong việc đánh giá rủi ro để thực hiện kiểm tra việc quản lý và sử dụng hóa đơn ban hành tại Quyết định 78/QĐ-TCT ngày 02/02/2023 của Tổng cục Thuế.
Trên cơ sở đó, rà soát, đánh giá xác định doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao trong việc sử dụng hóa đơn để thực hiện kiểm tra vi phạm về hóa đơn (nếu có); và thực hiện giám sát trọng điểm, thực hiện các biện pháp thanh tra, kiểm tra thuế theo quy định (tập trung vào các yếu tố rủi ro và kiểm tra kho hàng, vận chuyển, bố xếp, tài sản...).
(2) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoàn thuế GTGT, thực hiện đánh giá, phân loại rủi ro các hồ sơ hoàn để thực hiện thanh tra, kiểm tra 100% trong vòng một năm (kể từ thời điểm hoàn thuế) đối với các hồ sơ xác định có rủi ro cao.
Thực hiện thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế GTGT đối với các hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước trong năm và kiểm tra hồ sơ đã hoàn các năm trước đảm bảo theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Quản lý thuế 2019.
(3) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
(4) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với:
- Các doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết tập trung vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thua lỗ hoặc có kết quả kinh doanh thấp so với các doanh nghiệp cùng ngành trên địa bàn;
- Các doanh nghiệp có giao dịch liên kết chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị giao dịch, được hưởng ưu đãi về thuế;
- các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh với chức năng đơn giản như sản xuất theo hợp đồng, gia công, lắp ráp trong các ngành sản xuất linh kiện điện tử, dệt may, da giầy... nhưng mức lợi nhuận thấp;
- Các doanh nghiệp có phát sinh các chi phí cung cấp dịch vụ nội bộ, bản quyền... với giá trị lớn từ các bên liên kết.
Khẩn trường thực hiện đấu tranh chống các hành vi trốn thuế, tội phạm về thuế, tác phong của công chức thuế khi kiểm tra thuế?
Đây là nhiệm vụ mà Tổng cục Thuế nhấn mạnh tại Công văn 586/TCT-TTKT năm 2023, yêu cầu các Cục Thuế nghiêm túc, khẩn trương thực hiện, cụ thể như sau:
(1) Thực hiện đôn đốc, rà soát, kiểm tra hồ sơ khai thuế của các doanh nghiệp, cá nhân có hoạt động kinh doanh bất động sản, chú trọng các doanh nghiệp bất động sản đã mở bán nhưng không công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng; các dự án bất động sản phục vụ tiêu dùng như nhà ở xã hội, văn phòng cho thuê, bất động sản phục vụ sản xuất, công nghiệp; các doanh nghiệp có hoạt động chuyển nhượng dự án bất động sản.
Trường hợp xác định có rủi ro cao về thuế thì bổ sung vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra để thực hiện thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế; kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế
(2) Khẩn trương, nghiêm túc và triển khai quyết liệt các biện pháp theo quy định để thực hiện kịp thời các văn bản chỉ đạo về công tác thanh tra, kiểm tra thuế của Tổng cục Thuế; các kiến nghị, kết luận của Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ; các kế hoạch, chương trình hành động của Ban chỉ đạo 389 Quốc Gia, Ban chỉ đạo 389 Bộ Tài chính...
Đối với các trường hợp khó khăn, vướng mắc khi đôn đốc triển khai thực hiện, các Cục Thuế chủ động phối hợp, báo cáo các cơ quan chức năng, các cấp có thẩm quyền để được hướng dẫn, triển khai thực hiện theo đúng quy định.
(3) Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền để đấu tranh chống các hành vi trốn thuế, gian lận thuế, tội phạm về thuế. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến cơ quan điều tra có thẩm quyền để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật, không chờ đến khi kết thúc quá trình thanh tra, kiểm tra mới chuyển hồ sơ.
(4) Tăng cường kỷ cương, kỷ luật, thái độ, tác phong ứng xử của công chức thuế trong khi triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác thanh tra, kiểm tra thuế theo Quyết định 429/TCT-TCCB năm 2023 của Tổng cục Thuế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?