Tổng cục Thuế yêu cầu công văn hướng dẫn người nộp thuế phải rõ ràng, cụ thể, không được chỉ trích luật?
Công văn 5029/TCT-PC tăng cường kỷ luật trong công tác xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn người nộp thuế?
Vừa qua, Tổng cục Thuế đã có Công văn 5029/TCT-PC năm 2023 về tăng cường kỷ luật trong ban hành CV hướng dẫn về CST, QLT liên quan đến nghĩa vụ thuế của NNT.
Theo đó, nhằm tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong công tác xây dựng pháp luật và để việc ban hành văn bản hướng dẫn của cơ quan Thuế đối với người nộp thuế được thống nhất, không chứa đựng quy phạm pháp luật, không có nội dung vượt thẩm quyền của cơ quan Thuế, Tổng cục Thuế yêu cầu các Vụ, Cục, đơn vị thuộc Tổng cục Thuế và cơ quan Thuế các cấp thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Khi nhận được các vướng mắc của cơ quan Thuế cấp dưới, người nộp thuế liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế mà vướng mắc gửi đã rõ ràng hoặc có hồ sơ đầy đủ thì cơ quan tiếp nhận thực hiện xử lý theo quy định. Trường hợp, vướng mắc nêu không rõ ràng hoặc không có hồ sơ đầy đủ thì cơ quan tiếp nhận, xử lý phải yêu cầu người nộp thuế, cơ quan Thuế cấp dưới nêu rõ vướng mắc, bổ sung hồ sơ để có đủ thông tin, cơ sở hướng dẫn, trả lời.
Việc xử lý văn bản tại đơn vị chủ trì cần lưu ý đảm bảo về thời hạn xử lý theo quy định tại khoản 4 Điều 20 Quy chế làm việc của cơ quan Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 2282/QĐ-TCT năm 2017 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế; thời hạn quy định tại Quy chế làm việc của Cục Thuế, Chi cục Thuế.
- Đối với trường hợp người nộp thuế có văn bản đề nghị cơ quan Thuế hướng dẫn, áp dụng pháp luật liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế cụ thể thì cơ quan Thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan Thuế quản lý khoản thu được phân công quản lý đối với sắc thuế, khoản thu mà người nộp thuế có vướng mắc có trách nhiệm nghiên cứu và hướng dẫn cho người nộp Thuế trên cơ sở hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế cụ thể của người nộp thuế.
- Trường hợp cơ quan thuế quản lý trực tiếp hoặc cơ quan Thuế quản lý khoản thu (đối với vướng mắc về khoản thu theo phân công quản lý) đã có văn bản hướng dẫn nhưng người nộp thuế thấy chưa thoả đáng và tiếp tục có văn bản đề nghị cơ quan Thuế cấp trên hướng dẫn thì cơ quan Thuế cấp trên phải yêu cầu cơ quan quản lý thuế trực tiếp hoặc cơ quan Thuế quản lý khoản thu cung cấp các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế cụ thể của người nộp thuế đó để có căn cứ và thực hiện trả lời (lưu ý chỉ trả lời trong trường hợp cơ quan Thuế quản lý trực tiếp chưa có quyết định hành chính thuế xử lý).
- Trường hợp cơ quan Thuế cấp dưới trong quá trình nghiên cứu hướng dẫn cho người nộp thuế có phát sinh vướng mắc và có văn bản đề nghị cơ quan Thuế cấp trên hướng dẫn thì vãn bản hỏi của cơ quan Thuế cấp dưới đối với CQT cấp trên phải từ vướng mắc xảy ra trong thực tế của người nộp thuế hoặc CQT (không giả định tình huống), trong đó phải nêu rõ ràng, đầy đủ tình huống vướng mắc thực tế, phân tích căn cứ pháp luật áp dụng và đề xuất phương án xử lý cụ thể để CQT cấp trên nghiên cứu trả lời. Trường hợp văn bản hỏi không đảm bảo nội dung này thì Văn phòng, đơn vị được phân công chủ trì trả lời (thuộc Cục Thuế hoặc Tổng cục Thuế) trả văn bản về Chi cục Thuế hoặc Cục Thuế.
>> Hướng dẫn nộp thuế môn bài 2024 online
Tổng cục Thuế yêu cầu công văn hướng dẫn người nộp thuế phải rõ ràng, cụ thể, không được chỉ trích luật?
Tổng cục Thuế yêu cầu công văn hướng dẫn người nộp thuế phải rõ ràng, cụ thể, không được chỉ trích luật?
Tại Công văn 5029/TCT-PC năm 2023 về tăng cường kỷ luật trong ban hành công văn hướng dẫn về CST, QLT liên quan đến nghĩa vụ thuế của NNT, Tổng cục Thuế yêu cầu về nội dung, trình tự, thủ tục và thể thức của văn bản hướng dẫn của cơ quan Thuế như sau:
+ Về nội dung trả lời: Văn bản hướng dẫn của cơ quan Thuế phải đảm bảo theo đúng thẩm quyền, không được chứa quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
+ Về trình tự, thủ tục và thể thức của văn bản: Cơ quan Thuế các cấp thực hiện các quy định về soạn thảo và ban hành văn bản theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP.
+ Trường hợp vướng mắc của người nộp thuế, cơ quan Thuế cấp dưới để nghị hướng dẫn đã được chính sách pháp luật quy định rõ ràng, đầy đủ, cụ thể thì cơ quan Thuế xử lý trả lời, hưởng dẫn cụ thể đối với trường hợp cụ thể mà cơ quan Thuế cấp dưới, người nộp thuế đã đề nghị; không chỉ trích dẫn quy định pháp luật và đề nghị cơ quan Thuế, người nộp thuế nghiên cứu thực hiện.
- Về việc lấy ý kiến trong quá trình trả lời (trong nội bộ cơ quan Thuế và cơ quan bên ngoài)
+ Đơn vị chủ trì thực hiện lấy ý kiến tham gia của các đơn vị thì lưu ý chỉ gửi lấy ý kiến tham gia về vướng mắc có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị được lấy ý kiến và xác định rõ nội dung lấy ý kiến đối với từng đơn vị để đảm bảo về thời hạn và chất lượng công việc.
+ Trường hợp cơ quan Thuế đã có văn bản trả lời về vụ việc tương tự thì đơn vị chủ trì thực hiện lấy ý kiến của đơn vị đã tham mưu ban hành văn bản đó để Lãnh đạo cơ quan Thuế xem xét, quyết định.
- Về việc kiểm tra, rả soát văn bản sau khi ban hành:
+ Sau khi các văn bản hướng dẫn được đơn vị ký ban hành hoặc do đơn vị trình và được cấp có thẩm quyền ban hành, Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm tự kiểm tra, rà soát để phát hiện các sai sót, bao gồm cả việc có chứa quy phạm pháp luật (nếu có).
+ Trường hợp qua tự kiểm tra, rà soát phát hiện văn bản có sai sót, Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan để báo cáo cấp có thẩm quyền phương án xử lý; đồng thời báo cáo kết quả thực hiện công tác tự kiểm tra văn bản theo chế độ.
Thời hạn ban hành văn bản của Tổng cục Thuế được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 23 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2282/QĐ-TCT năm 2017 thì thời hạn ban hành văn bản của Tổng cục Thuế được quy định như sau:
- Văn bản ký ban hành được hoàn thành thủ tục văn thư và chuyển phát ngay trong ngày văn bản đó được ký, chậm nhất là trong ngày làm việc tiếp theo.
- Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày lãnh đạo Tổng cục, lãnh đạo Bộ thông qua hoặc cho ý kiến chỉ đạo về nội dung đề án, công việc, Văn phòng phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn chỉnh thủ tục để ban hành hoặc thông báo ý kiến kết luận của các cấp lãnh đạo.
- Đối với văn bản quy phạm pháp luật sau khi ký chính thức, trong vòng 01 ngày làm việc đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản chuyên bản mềm (file) văn bản ban hành đến Văn phòng Tổng cục Thuế để chuyển Văn phòng Bộ theo quy định.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lãnh đạo Tổng cục họp định kỳ hàng tháng, Văn phòng phải ra thông báo ý kiến kết luận của lãnh đạo Tổng cục tại cuộc họp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?