Tổng cục Thuế triển khai các biện pháp thu hồi nợ và xử lý nợ phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2022?
- Tổng cục Thuế đề nghị Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện rà soát, phân tích nguyên nhân nợ và triển khai thực hiện các biện pháp thu hồi nợ nào?
- Xử lý miễn tiền chậm nộp thuế đối với doanh nghiệp như thế nào?
- Thu hồi nợ đối với các khoản nợ liên quan đến đất đai như thế nào?
- Quy định về mẫu biểu báo cáo liên quan đến việc thu hồi nợ như thế nào?
Tổng cục Thuế đề nghị Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện rà soát, phân tích nguyên nhân nợ và triển khai thực hiện các biện pháp thu hồi nợ nào?
Căn cứ Mục 1 Công văn 1843/TCT-QLN năm 2022, Tổng cục Thuế có một số ý kiến sau:
Qua tổng hợp dữ liệu tiền thuế nợ của Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế tập trung (TMS) thì tông số tiền thuế nợ tính đến thời điểm cuối tháng 4/2022 có xu hướng tăng cao so với thời điểm cuối năm 2020 và so với cùng kỳ năm 2021, trong đó tập trung chủ yếu ở nhóm tiền thuế nợ trên, dưới 90 ngày và một số khoản thu, sắc thuế như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế bảo vệ môi trường, tiền sử dụng đất.
Căn cứ chỉ tiêu thu nợ thuế, xử lý nợ và tiền thuế nợ năm 2022 Tổng cục Thuế đã giao tại công văn số 329/TCT-QLN ngày 28/01/2022; để đảm bảo phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2022 theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, giảm nợ đọng thuế, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu nợ thuế năm 2022; Tổng cục Thuế đề nghị Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện các biện pháp sau:
Thực hiện rà soát, phân tích nguyên nhân nợ của từng người nộp thuế, phân loại nợ theo đúng tính chất nợ, hồ sơ phân loại nợ phải đảm bảo đầy đủ theo đúng hướng dẫn tại Quy trình quản lý nợ ban hành kèm theo Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế. Trên cơ sở đó, triển khai áp dụng các biện pháp thu nợ phù hợp, cụ thể:
- Đối với người nộp thuế chỉ có tiền thuế nợ dưới 90 ngày: thực hiện ngay các biện pháp: gọi điện thoại, nhắn tin, gửi thư điện tử, mời lên làm việc, ban hành thông báo tiền thuế nợ để đôn đốc người nộp thuế nộp tiền vào ngân sách nhà nước, không để nợ thuế dây dưa, kéo dài.
- Đối với người nộp thuế có khoản tiền thuế nợ trên 90 ngày hoặc khoản tiền thuế nợ thuộc trường hợp phải cưỡng chế: áp dụng ngay các biện pháp cưỡng chế và công khai thông tin theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành để thu hồi tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước.
Trường hợp quyết định cưỡng chế hết hiệu lực mà NNT chưa nộp hoặc nộp chưa đủ số tiền thuế nợ bị cưỡng chế vào ngân sách nhà nước thì phải kịp thời chuyển sang áp dụng các biện pháp cưỡng chế phù hợp, chúng quy định.
- Đối với người nộp thuế có khoản tiền thuế nợ đang khiếu nại, đang xử lý: Cục trưởng Cục Thuế chỉ đạo các bộ phận trong cơ quan thuế tập trung giải quyết kịp thời, đúng quy định đối với các hồ sơ cơ quan thuế đã tiếp nhận và đang trong thời gian thực hiện các thủ tục xử lý.
- Đối với người nộp thuế có khoản tiền thuế đang chờ điều chỉnh: bộ phận quản lý nợ chỉ thực hiện phân loại khi có đầy đủ hồ sơ, đồng thời phối hợp với các bộ phận liên quan và người nộp thuế để đối chiếu nợ, chuẩn hóa dữ liệu nợ.
Cục Thuế các địa phương thực hiện rà soát, kịp thời điều chỉnh các khoản nợ sai, nợ ảo phát sinh trong tháng. Sau thời điểm chốt nợ hàng tháng, nếu phát hiện các khoản nợ sai, nợ ảo thì Cục Thuế tổng hợp, báo cáo kịp thời về Tổng cục Thuế.
- Đối với tiền thuế nợ khó thu: bộ phận quản lý nợ phối hợp với các bộ phận và cơ quan liên quan thu thập, bổ sung, hoàn thiện, lập đầy đủ hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xem xét xử lý khoanh nợ, xóa nợ theo Nghị quyết số 94/2012/QH14 hoặc Luật Quản lý thuế số 38/2012/QH14. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện xử lý nợ theo Nghị quyết số 94/2014/QH14; phấn đấu trong năm 2022 cơ bản hoàn thành việc xử lý khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp theo Nghị quyết số 94/2012/QH14.
Tổng cục Thuế triển khai các biện pháp thu hồi nợ và xử lý nợ phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2022?
Xử lý miễn tiền chậm nộp thuế đối với doanh nghiệp như thế nào?
Căn cứ Mục 2 Công văn 1843/TCT-QLN năm 2022 quy định như sau:
- Hướng dẫn người nộp thuế lập văn bản đề nghị miễn tiền chậm nộp và tập trung giải quyết kịp thời việc xử lý miễn tiền chậm nộp đối với các doanh nghiệp, tổ chức phát sinh lỗ trong kỳ tính thuế năm 2020 theo đúng quy định của Nghị quyết 406/NQ-UBTVQH15 ngày 19/10/2021 của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Nghị định số 92/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế, giúp người nộp thuế tập trung nguồn lực vượt qua dại dịch.
- Triển khai các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế thu nợ của người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền thuê đất sau khi đã hết thời gian gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất theo quy định tại Nghị định số 41/2000/NĐ-CP, Nghị định số 52/2021/NĐ CP của Chính phủ mà người nộp thuế chưa nộp vào ngân sách nhà nước.
Thu hồi nợ đối với các khoản nợ liên quan đến đất đai như thế nào?
Căn cứ Mục 4 Công văn 1843/TCT-QLN năm 2022 quy định các khoản nợ liên quan đến đất như sau:
- Thực hiện rà soát, xác định chính xác số tiền người nộp thuế còn nợ NSNN; trường hợp có vướng mắc (về điều chỉnh quy hoạch, diện tích, mục đích sử dụng đất, đơn giá...), Cục Thuế chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan trên địa bàn, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc cơ quan có thẩm quyền để giải quyết dứt điểm số nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Trường hợp người sử dụng đất chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và cơ quan thuế đã áp dụng biện pháp cưỡng chế nhưng không chấp hành thì cơ quan thuế chủ động ban hành văn bản kiến nghị Uỷ ban nhân dân thu hồi đất theo quy định của Luật đất đai.
- Cục Thuế báo cáo cụ thể các trường hợp nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất từ 500 triệu đồng trở lên (tính đến ngày 30/4/2022), nguyên nhân nợ, các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế đang thực hiện, khó khăn vướng mắc và đề xuất xử lý của Cục Thuế đối với từng trường hợp cụ thể theo Phụ lục 01 đính kèm
công văn này và gửi về Tổng cục Thuế qua thư điện tử theo địa chỉ: [email protected] trước ngày 10/6/2022.
- Đối với các khoản nợ thuế bảo vệ môi trường
Cục Thuế báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan liên quan ở địa phương phối hợp với cơ quan thuế trong việc thực hiện các biện pháp đôn đốc và cưỡng chế để thu hồi nợ đọng thuế bảo vệ môi trường vào NSNN.
Quy định về mẫu biểu báo cáo liên quan đến việc thu hồi nợ như thế nào?
Căn cứ Mục 6 Công văn 1843/TCT-QLN năm 2022 quy đinh về mẫu biểu báo cáo như sau:
Định kỳ trước 17h ngày 05 của tháng tiếp theo (bắt đầu từ ngày 5/6/2022), Cục Thuế gửi các báo cáo sau về Tổng cục Thuế qua thư điện tử theo địa chỉ [email protected], cụ thể:
- Báo cáo kết quả khoanh nợ, xóa nợ năm 2022 theo Phụ lục số 02 ban hành kèm theo công văn này.
- Báo cáo số tiền thuế, tiền thuê đất được gia hạn theo Nghị định số 41/2020/NĐ-CP nhưng NNT chưa thực hiện nộp theo Phụ lục số 03 ban hành kèm theo công văn này.
- Báo cáo số tiền thuế, tiền thuê đất được gia hạn theo Nghị định số 52/2021/NĐ-CP nhưng NNT chưa thực hiện nộp theo Phụ lục số 04 ban hành kèm theo công văn này.
- Báo cáo số tiền chậm nộp được miễn theo Nghị quyết số 406/NQ UBTVQH15 theo Phụ lục số 05 ban hành kèm theo công văn này.
Theo đó, Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương biết và triển khai thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?