Tội phạm là gì? Có bao nhiêu loại tội phạm và các yếu tố cấu thành tội phạm theo Bộ luật Hình sự 2022?
Tội phạm là gì? Có mấy loại tội phạm hiện nay?
Căn cứ Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.
Căn cứ Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định có 4 loại tội phạm sau đây:
- Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
- Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
- Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Tội phạm là gì? Có bao nhiêu loại tội phạm và các yếu tố cấu thành tội phạm theo Bộ luật Hình sự 2022? (Hình từ internet)
Có bao nhiêu yếu tố cấu thành tội phạm?
Có 4 yếu tỗ cấu thành tội phạm như sau:
Yếu tố khách thể
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại và được Bộ luật Hình sự bảo vệ. Nếu quan hệ xã hội không bị xâm hại thì sẽ không có hành vi nguy hiểm cho xã hội và sẽ không có tội phạm.
Yếu tố khách quan
Yếu tố khách quan của tội phạm là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm, gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả của hành vi nguy hiểm cho xã hội như thế nào, tính trái pháp luật của hành vi, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi – hậu quả, công cụ, hoàn cảnh, thời gian, địa điểm phạm tội ra sao?
Thông qua biểu hiện bên ngoài của tội phạm có thể đánh giá được tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm.
Yếu tố chủ thể
Chủ thể của tội phạm là người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, theo quy định của Bộ luật hình sự đó là tội phạm, đủ tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự.
– Năng lực trách nhiệm hình sự: khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội
– Tuổi chịu trách nhiệm hình sự : Người từ 14 – 16 tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự với 28 tội danh rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Người từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự với tất cả mọi tội phạm.
Có hai loại chủ thể của tội phạm:
- Chủ thể thường: chỉ cần đáp ứng các hành vi phạm tội cụ thể của các tội phạm tương ứng.
- Chủ thể đặc biệt: chủ thể phải đáp ứng một số điều kiện đặc biệt kèm theo hành vi phạm tội tương ứng.
Yếu tố chủ quan
Đây là những biểu hiện tâm lý bên trong của tội phạm được phản ánh qua hình thức động cơ, mục đích, động cơ phạm tội.
Bất cứ tội phạm nào cũng thực hiện hành vi một cách có lỗi. Bao gồm lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý.
+ Cố ý trực tiếp: Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là gây nguy hại cho xã hội, biết trước được hậu quả của hành vi, mong muốn hành vi đó xảy ra.
+ Cố ý gián tiếp: Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, biết trước hậu quả của hành vi đó, có thể không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để hành vi đó xảy ra.
+ Vô ý do quá tự tin: Người phạm tội biết được hành vi của mình có thể gây nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
+ Vô ý do cẩu thả: Người phạm tội không thấy được hành vi của mình có thể gây ra nguy hại cho xã hội.
Có bao nhiêu giai đoạn thực hiện một tội phạm?
Theo Bộ Luật hình sự 2015 quy định có 3 giai đoạn thực hiện một tội phạm cụ thể:
Căn cứ Điều 14 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định giai đoạn chuẩn bị phạm tội như sau:
"Điều 14. Chuẩn bị phạm tội
1. Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này.
2. Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123, Điều 168 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự"
Căn cứ Điều 15 Bộ luật Hình sự 2015 quy định giai đoạn phạm tội chưa đạt như sau:
"Điều 15. Phạm tội chưa đạt
Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt."
Giai đoạn tội phạm hoàn thành:
– Tội phạm hoàn thành là hành vi phạm tội đã thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu được mô tả trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm
– Xuất phát từ tình chất nguy hiểm cho xã hội của từng loại tội phạm, luật hình sự xác định thời điểm hoàn thành của tội phạm thông qua việc mô tả những dấu hiệu trong cấu thành tội phạm.
+ Cấu thành tội phạm vật chất: thời điểm hoàn thành của loại tội này phải thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu khách quan của cấu thành tội phạm: hành vi nguy hiểm, hậu quả xảy ra, mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả.
+ Cấu thành tội phạm hình thức: thời điểm hoàn thành của loại tội này chỉ cần đáp ứng dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội.
+ Cấu thành tội phạm cắt xén: chỉ cần có hành động biểu hiện ý định phạm tội thì tội phạm đã hoàn thành.
– Tội phạm hoàn thành được coi là trường hợp phạm tội thông thường mà hành vi phạm tội xảy ra trong thực tế hoàn toàn phù hợp hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm.
Hiện nay, pháp luật không có quy định và Bộ luật Hình sự 2022, do đó khái niệm tội phạm là gì sẽ được hiểu theo Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu biểu quyết về việc thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng? Tải về mẫu phiếu biểu quyết?
- Cơ cấu tổ chức của Quỹ Hỗ trợ nông dân có bao gồm Ban kiểm soát không? Nếu có thì thành viên Ban Kiểm soát do ai bổ nhiệm?
- 05 nguyên tắc thực hiện công tác xã hội trong trường học? Nội dung công tác xã hội trong trường học gồm những gì?
- Báo cáo kiểm toán nội bộ phải trình bày nội dung gì? Báo cáo kiểm toán nội bộ phải có chữ ký của ai?
- Thủ tục đăng ký tạm trú mới nhất 2025? Làm tạm trú cần giấy tờ gì 2025? Đăng ký tạm trú là trách nhiệm của ai?