Tòa án Nhân dân tối cao hướng dẫn việc xác định tội danh trong trường hợp bị cáo dùng hung khí nguy hiểm đâm vào vùng trọng yếu của cơ thể bị hại ra sao?

Việc xác định tội danh trong trường hợp bị cáo dùng hung khí nguy hiểm đâm vào vùng trọng yếu của cơ thể bị hại được quy định như thế nào? anh B.D.S - Hà Nội

Tòa án Nhân dân tối cao hướng dẫn việc xác định tội danh trong trường hợp bị cáo dùng hung khí nguy hiểm đâm vào vùng trọng yếu của cơ thể bị hại tại Công văn 154B/TANDTC-PC?

Ngày 11/08/2023, Tòa án Nhân dân tối cao ban hành Công văn 154B/TANDTC-PC năm 2023 nhằm trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới Quốc hội trước kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Theo đó, nội dung kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Dương nêu “Có ý kiến cho rằng trong thực tiễn xét xử có nhiều ý kiến chưa thống nhất việc trong việc áp dụng Án lệ số 47/2021/AL vì bên cạnh việc chứng minh bị cáo dùng hung khí nguy hiểm, tấn công vào vùng nguy hiểm trọng yếu trên cơ thể nạn nhân còn phải chứng minh thêm các tình tiết tính chất, mức độ, cường độ tấn công, sự quyết liệt trong hành động phạm tội của bị cáo để làm rõ ý thức chủ quan của bị cáo có mong muốn tước đoạt tính mạng của bị hại hay không hoặc có thái độ bỏ mặc, bất chấp hậu quả, xem thường tính mạng người bị hại để từ đó xem xét định tội danh “Giết người”.

Nếu bị cáo không quyết liệt trong hành động phạm tội, chỉ dùng hung khí nguy hiểm đâm 01 nhát vào vùng trọng yếu trên cơ thể bị hại, bị hại không chết, đồng thời với thương tích của bị hại do bị cáo gây nên nếu không cấp cứu kịp thời cũng không nguy hiểm đến tính mạng thì chỉ định tội danh Cố ý gây thương tích”.

Tòa án Nhân dân tối cao hướng dẫn như sau:

Tại Công văn 100/TANDTC-PC năm 2023 được ban hành ngày 13/06/2023, Tòa án nhân dân tối cao đã có hướng dẫn thống nhất trong việc áp dụng Án lệ 47/2021/AL “Về việc xác định tội danh trong trường hợp bị cáo dùng hung khí nguy hiểm đâm vào vùng trọng yếu của cơ thể bị hại”, theo đó: Để áp dụng án lệ này, trước tiên cần xác định vùng trọng yếu trên cơ thể của con người là những vùng có các cơ quan quan trọng quyết định đến sự sống của con người (ví dụ: tim, gan, thận, não, động mạch chủ...), nếu bị xâm hại mà người bị xâm hại không được cấp cứu kịp thời sẽ chết.

Do đó, ngoài việc chứng minh bị cáo đã có hành vi dùng hung khí nguy hiểm tấn công vào vùng trọng yếu trên cơ thể của bị hại thì cần phải xem xét, đánh giá toàn diện các tài liệu, chứng cứ của vụ án, các tình tiết thể hiện tính chất, mức độ của hành vi, cơ chế hình thành vết thương, sự quyết liệt trong thực hiện hành vi, vị trí cơ thể bị hại mà bị cáo có ý định tấn công để chứng minh ý thức chủ quan của bị cáo là cố ý thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho tính mạng của bị hại; hành vi của bị cáo thể hiện sự côn đồ, hung hãn, quyết liệt, coi thường tính mạng người khác; bị hại không chết là ngoài ý thức, mong muốn chủ quan của bị cáo.

Do vậy, không phải trường hợp nào bị cáo có hành vi dùng hung khí nguy hiểm tấn công vào vùng trọng yếu trên cơ thể của bị hại cũng áp dụng Án lệ 47/2021/AL, mà chỉ xem xét áp dụng án lệ này trong trường hợp hành vi của bị cáo có đầy đủ các yếu tố nêu trên để xác định bị cáo phạm tội “Giết người” thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt.

Tòa án Nhân dân tối cao hướng dẫn việc xác định tội danh trong trường hợp bị cáo dùng hung khí nguy hiểm đâm vào vùng trọng yếu của cơ thể bị hại (Hình từ Internet)

Việc định tội danh đối với hành vi của người cung cấp thông tin cá nhân, hình ảnh của mình để thuê đối tượng khác làm giả con dấu, giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức và sử dụng giấy tờ giả này nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản hiện được hướng dẫn như thế nào?

Tại Công văn 154B/TANDTC-PC năm 2023, đối với nội dung kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Dương nêu “Việc định tội danh đối với hành vi của người cung cấp thông tin cá nhân, hình ảnh của mình hoặc cung cấp thông tin cần thiết có liên quan để thuê đối tượng khác làm giả con dấu, giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức và sử dụng giấy tờ giả này nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản hiện có nhiều quan điểm xử lý khác nhau. Cử tri đề nghị Tòa án nhân dân tối cao có hướng dẫn cụ thể trường hợp này để thống nhất áp dụng”.

Tòa án nhân dân tối cao xin trả lời như sau:

Trong thời gian qua, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành một số công văn, giải đáp hướng dẫn liên quan đến tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức (Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015)

Trong thời gian tới, thông qua công tác tổng kết thực tiễn xét xử, Tòa án nhân dân tối cao sẽ tiếp tục nghiên cứu, ban hành văn bản hướng dẫn, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử đối với Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 nếu xét thấy cần thiết.

Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn cụ thể về một số vấn đề liên quan đến tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc theo quy định Bộ luật Hình sự như thế nào?

Tại Công văn 154B/TANDTC-PC năm 2023 nêu ra nội dung kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Dương nêu “Về nội dung kiến nghị Tòa án nhân dân tối cao có hướng dẫn cụ thể về một số vấn đề liên quan đến “Tội đánh bạc”, “Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc” quy định tại Điều 321 và Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015 như: Xác định tội danh đối với hành vi của đối tượng cho mượn chỗ ở, nơi làm việc do mình trực tiếp quản lý để một số đối tượng tham gia đánh bạc cùng với các con bạc khác, xác định số tiền đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá hay trường hợp mua bán số đề dựa trên kết quả xổ số của nhiều công ty xổ số của tỉnh, thành phố trong 01 ngày thì xác định số tiền đánh bạc có được cộng dồn hay không?

Tòa án nhân dân tối cao trả lời kiến nghị như sau:

Về vấn đề này, Tòa án nhân dân tối cao đã có Công văn 67/TANDTC-PC năm 2023 gửi các Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an về việc tổng kết thực tiễn thi hành quy định của Bộ luật Hình sự về tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc. Trên cơ sở đó, Tòa án nhân dân tối cao đang xây dựng Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán để hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật đối với các tội này và dự kiến ban hành trong thời gian tới.

8,357 lượt xem
Tòa án nhân dân Tối cao Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Tòa án nhân dân tối cao
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Giám đốc, kiểm tra về hình sự, hành chính Tòa án nhân dân tối cao
Pháp luật
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có quyền cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao không?
Pháp luật
Trong bộ máy hành chính nhà nước Chánh án, Phó chánh án Tòa án nhân dân tối cao do ai bầu?
Pháp luật
Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao có thể được bổ nhiệm làm Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hay không?
Pháp luật
Văn phòng thuộc Tòa án nhân dân tối cao thì ai sẽ là người phát ngôn của Tòa án nhân dân tối cao?
Pháp luật
Phòng Giám sát Thẩm phán có nằm trong bộ máy của Ban thanh tra thuộc Tòa án nhân dân tối cao không?
Pháp luật
Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao? Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có tối đa bao nhiêu thành viên?
Pháp luật
Tạp chí Tòa án nhân dân có phải là cơ quan thông tin pháp lý của Tòa án nhân dân tối cao không?
Pháp luật
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Vụ Tổng hợp thuộc Tòa án nhân dân tối cao có những đơn vị chức năng nào?
Pháp luật
Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao có cơ cấu tổ chức thế nào? 16 Nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao?
Pháp luật
Báo Công lý của Tòa án nhân dân tối cao gồm những thành phần nào? Chức năng của Báo Công lý của Tòa án nhân dân tối cao là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tòa án nhân dân Tối cao

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tòa án nhân dân Tối cao

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào