Tổ thẩm định trong đấu thầu gồm có những ai? Tổ thẩm định có những trách nhiệm chính như thế nào?
Tổ thẩm định trong đấu thầu gồm những ai?
Căn cứ Luật Đấu thầu 2023 quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu; thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động đấu thầu; hoạt động lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu, hoạt động lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh.
Tại Điều 19 Luật Đấu thầu 2023 có quy định về tổ thẩm định như sau:
Tổ chuyên gia, tổ thẩm định
1. Tổ chuyên gia gồm các cá nhân có năng lực, kinh nghiệm được chủ đầu tư hoặc đơn vị tư vấn đấu thầu đối với lựa chọn nhà thầu, bên mời thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư thành lập hoặc giao nhiệm vụ để thực hiện một hoặc các công việc: lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh; thực hiện các nhiệm vụ khác trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
2. Tổ thẩm định gồm các cá nhân có năng lực, kinh nghiệm được người có thẩm quyền, chủ đầu tư hoặc đơn vị tư vấn đấu thầu thành lập hoặc giao nhiệm vụ để kiểm tra, xem xét sự phù hợp với quy định của pháp luật đối với một hoặc các nội dung: kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu; hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
3. Thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định phải có tối thiểu 03 năm công tác thuộc một trong các lĩnh vực liên quan đến nội dung pháp lý, kỹ thuật, tài chính của gói thầu, dự án đầu tư kinh doanh.
4. Chính phủ quy định chi tiết về năng lực, kinh nghiệm của thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định.
Như vậy, tổ thẩm định trong hoạt động đấu thầu bao gồm các cá nhân có năng lực, kinh nghiệm được người có thẩm quyền, chủ đầu tư hoặc đơn vị tư vấn đấu thầu thành lập hoặc giao nhiệm vụ để kiểm tra, xem xét sự phù hợp với quy định của pháp luật đối với một hoặc các nội dung nhất định.
Cụ thể:
- Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
- Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
- Kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
Tổ thẩm định trong đấu thầu gồm những ai? Tổ thẩm định có những trách nhiệm chính như thế nào? (Hình từ Internet)
Thành viên tổ thẩm định cần phải có mấy năm công tác trong lĩnh vực liên quan?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Tổ chuyên gia, tổ thẩm định
...
3. Thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định phải có tối thiểu 03 năm công tác thuộc một trong các lĩnh vực liên quan đến nội dung pháp lý, kỹ thuật, tài chính của gói thầu, dự án đầu tư kinh doanh.
Như vậy, theo quy định thì thành viên tổ thẩm định cần phải có tối thiểu 03 năm công tác trong các lĩnh vực liên quan.
Cụ thể bao gồm 01 trong các lĩnh vực trong gói thầu, dự án đầu tư kinh doanh sau:
- Pháp lý;
- Kỹ thuật;
- Tài chính.
Tổ thẩm định có những trách nhiệm chính như thế nào?
Trách nhiệm của tổ thẩm định được quy định cụ thể tại Điều 81 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Trách nhiệm của tổ thẩm định
1. Hoạt động độc lập, khách quan khi tiến hành thẩm định.
2. Yêu cầu chủ đầu tư, bên mời thầu cung cấp đầy đủ tài liệu liên quan.
3. Bảo mật thông tin, tài liệu liên quan trong quá trình thẩm định.
4. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.
5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật, người có thẩm quyền, chủ đầu tư về kết quả thẩm định và các công việc được giao theo quy định tại Điều này.
6. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, trong hoạt động đấu thầu, tổ thẩm định có các trách nhiệm chính sau:
- Hoạt động độc lập, khách quan khi tiến hành thẩm định.
- Yêu cầu chủ đầu tư, bên mời thầu cung cấp đầy đủ tài liệu liên quan.
- Bảo mật thông tin, tài liệu liên quan trong quá trình thẩm định.
- Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện trách nhiệm theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.
- Chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định và các công việc được giao trước pháp luật, người có thẩm quyền, chủ đầu tư.
- Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định.
Luật Đấu thầu 2023 có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.
Tổng hợp trọn bộ các quy định về Đấu thầu mới nhất hiện nay Tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án Vòng 1 Cuộc thi tìm hiểu truyền thống 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên và hội sinh viên Việt Nam Chủ đề yêu nước?
- Thủ tục khám bệnh chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2025 tại Nghị định 02 2025 hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế thế nào?
- Nghị định 165/2024 quy định chi tiết một số điều của Luật Đường bộ và Điều 77 Luật Trật tự, ATGT đường bộ ra sao?
- Xe máy chở quá số người quy định năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Huân chương Lao động hạng Nhất là gì? Mức tiền thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất là bao nhiêu?