Tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo hướng giữ ổn định như năm 2023? Triển khai Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 ngay trong năm học 2023-2024?
Tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo hướng giữ ổn định như năm 2023? Triển khai Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 ngay trong năm học 2023-2024?
Tại Công văn 5259/BGDĐT-QLCL năm 2023 có hướng dẫn công tác thi và đánh giá chất lượng giáo dục năm học 2023 - 2024 như sau:
Công tác thi và đánh giá chất lượng giáo dục
1. Đối với Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024:
a) Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ ở trường phổ thông theo định hướng đánh giá năng lực, bảo đảm sự đồng bộ và góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT.
b) Chuẩn bị sớm, đầy đủ các điều kiện để tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024; xây dựng các phương án bảo đảm an ninh, an toàn và dự phòng để xử lý các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tổ chức thi, nhất là ứng phó với diễn biến phức tạp của thiên tai, dịch bệnh (nếu có).
c) Chuẩn bị và tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo hướng giữ ổn định về cơ bản như năm 2023; xúc tiến chuẩn bị tốt các điều kiện để triển khai Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 ngay trong năm học 2023-2024.
- Đẩy mạnh truyền thông giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh, học viên và toàn xã hội về Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 và Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025; triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời các quy định, yêu cầu trong văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thi của Bộ GDĐT; tăng cường chức năng quản lý nhà nước, gắn kết trách nhiệm chỉ đạo, quản lý tổ chức thi và thanh tra, kiểm tra của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trách nhiệm tham mưu của Sở GDĐT trong chỉ đạo tổ chức thi tại địa phương;
- Tăng cường bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ làm công tác khảo thí đồng thời với lựa chọn, tổ chức tập huấn lực lượng giáo viên xây dựng câu hỏi thi, ra đề thi phù hợp với Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018.
- Làm tốt công tác lựa chọn chuẩn bị nhân sự cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024; tăng cường quán triệt Quy chế thi tốt nghiệp THPT; nâng cao chất lượng của công tác tập huấn nghiệp vụ cho tất cả các đối tượng, lực lượng; tham gia tổ chức thi; đặc biệt chú trọng tập huấn kỹ nghiệp vụ cho cán bộ làm nhiệm vụ thanh tra;
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo và tổ chức thi; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo để bảo đảm kết nối thông tin thông suốt, chính xác, kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo và tổ chức thi;
2. Đối với các kỳ thi chọn học sinh giỏi (HSG) cấp quốc gia, dự thi Olympic khu vực và quốc tế:
Tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học, bồi dưỡng, thi chọn HSG; tổ chức hiệu quả các kỳ thi chọn HSG cấp quốc gia, dự thi Olympic khu vực và quốc tế; xây dựng để triển khai phương án dự phòng thích ứng với diễn biến phức tạp của thiên tai, dịch bệnh (nếu có).
...
Theo đó, Bộ GD&ĐT đã đặt ra nhiệm vụ quan trọng đối với công tác Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024 như sau:
Chuẩn bị và tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo hướng giữ ổn định về cơ bản như năm 2023; xúc tiến chuẩn bị tốt các điều kiện để triển khai Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 ngay trong năm học 2023-2024.
Tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo hướng giữ ổn định như năm 2023? Triển khai Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 ngay trong năm học 2023-2024? (Hình từ Internet)
Thi tốt nghiệp THPT năm 2024 có thay đổi về các môn thi không?
Ngày 20/9, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ Kỳ thi năm 2024.
Theo Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hội nghị tổng kết công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ Kỳ thi năm 2024
Thì kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 sẽ giữ ổn định như giai đoạn 2020-2023, cụ thể:
- Về phương hướng, nhiệm vụ Kỳ thi năm 2024, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng cho hay: Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được giữ ổn định như giai đoạn 2020-2023 về hình thức tổ chức, mô hình kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ vẫn giữ ổn định trong năm 2024.
- Tuy nhiên, kỳ thi năm 2024 cũng sẽ có một vài điều chỉnh về mặt kỹ thuật để chuẩn bị cho công tác tổ chức thi từ năm 2025.
Như vậy, kỳ thi THPT năm 2024 sẽ giữ ổn định các môn thi và thi theo tổ hợp môn, tuy nhiên sẽ điều chỉnh về mặt kỹ thuật để chuẩn bị cho công tác tổ chức thi từ năm 2025.
Thi THPT quốc gia năm 2025 trắc nghiệm hay tự luận?
Theo kết luận của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Thông báo 1489/TB-BGDĐT năm 2023 có nêu rõ như sau:
Sau khi nghe báo cáo của Cục Quản lý chất lượng, đơn vị chủ trì xây dựng Dự thảo Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025; góp ý của các đơn vị liên quan và ý kiến của Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng, Bộ trưởng kết luận:
Giao Cục Quản lý chất lượng chủ trì hoàn thiện Dự thảo Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp từ năm 2025 (Dự thảo Phương án); đồng thời, tiếp tục xin ý kiến bằng văn bản 63 Sở GDĐT để có thêm căn cứ hoàn thiện Dự thảo Phương án trình lãnh đạo Bộ để trình Thường trực Chính phủ xem xét, cho phép công bố Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 (dự kiến trong tháng 9 năm 2023) với các nội dung cụ thể sau:
1. Về mục đích Kỳ thi, thời gian thi: Giữ nguyên mục đích, ý nghĩa của Kỳ thi tốt nghiệp THPT như đã nêu trong Dự thảo Phương án đã công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ để lấy ý kiến xã hội. Thực hiện tốt sự phân cấp, trách nhiệm trong tổ chức thi; nghiên cứu để tổ chức Kỳ thi hằng năm vào thời điểm sớm hơn hiện nay.
2. Tổ chức thi theo môn, gồm các môn học bắt buộc và các môn học lựa chọn trong Chương trình GDPT năm 2018: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Công nghệ, Tin học.
Nghiên cứu, giải trình rõ căn cứ pháp lý, cơ sở thực tiễn, những điểm mới và những khó khăn vướng mắc chủ yếu trong triển khai thực hiện để xem xét, lựa chọn số môn thi của Phương án thi.
3. Hình thức thi: Môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận; các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm.
4. Nội dung thi: Bám sát yêu cầu cần đạt về năng lực và kiến thức chủ yếu của lớp 12 trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Có lộ trình phù hợp để tăng nội dung đánh giá năng lực mỗi năm phù hợp với thời gian học tập theo Chương trình GDPT 2018 của học sinh.
5. Phương thức xét tốt nghiệp: Kết hợp giữa kết quả đánh giá quá trình và kết quả thi tốt nghiệp.
6. Nhiệm vụ cần triển khai ngay:
.....
Theo kết luận của Bộ trưởng Bộ giáo dục thì hình thức thi THPT quốc gia năm 2025 của các môn như sau:
- Môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận
- Các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?