Tổ chức tốt hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục cho người lao động thuộc nhiệm vụ nào tại Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn VN?
Tổ chức tốt hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục cho người lao động thuộc nhiệm vụ nào tại Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn VN?
Xem thêm: Đáp án Hội thi Công đoàn TPHCM tiếp nối truyền thống - vững bước phát triển năm 2024
Căn cứ tại Mục 1 Phần IV Báo cáo của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XII trình Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam có nêu về nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động như sau:
IV. NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG; ĐỔI MỚI TỔ CHỨC CÁC PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC
1. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động
Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là những nội dung liên quan đến người lao động, tổ chức công đoàn, góp phần củng cố và nâng cao nhận thức về giai cấp công nhân, về Đảng, về Công đoàn, năng lực tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động. Tập trung đầu tư xây dựng, đa dạng hoá các sản phẩm tuyên truyền, chủ động định hướng, lan tỏa trong đoàn viên, người lao động, góp phần nâng cao nhận thức chính trị, ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp cho đoàn viên, người lao động theo hướng thiết thực, dễ tiếp cận, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin. Sử dụng hiệu quả lực lượng tuyên truyền viên, các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng xã hội, góp phần tăng cường sự đồng thuận, củng cố niềm tin, niềm tự hào của đoàn viên, người lao động đối với tổ chức và hoạt động công đoàn.
Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Các cấp công đoàn tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tuyên truyền và tổ chức thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp tục cụ thể hóa tiêu chí sát hợp với từng nhóm đối tượng, gắn với các phong trào thi đua trong các cấp công đoàn, đề cao vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, người đứng đầu công đoàn các cấp. Chú trọng xây dựng các gương điển hình, định kỳ tổ chức biểu dương, khen thưởng; nhân rộng các mô hình, điển hình trong học tập và làm theo Bác trong toàn hệ thống.
Đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam. Chú trọng truyền thông về hoạt động công đoàn cơ sở trong thực hiện các nhiệm vụ cốt lõi, trọng tâm; truyền thông về đời sống, việc làm, tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động; coi trọng giám sát chất lượng công tác truyền thông bằng công nghệ. Đầu tư phát triển các nền tảng số, các phương thức, phương tiện truyền thông mới, tăng cường sự tương tác và giao tiếp với đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, thông tin tuyên truyền trên Cổng thông tin diện tử, trang thông tin điện tử và tài khoản mạng xã hội của các cấp công đoàn.
Quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống báo chí, xuất bản, truyền thông của tố chức công đoàn chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại, phục vụ ngày càng tốt hơn nhiệm vụ chính trị của tổ chức công đoàn. Tăng cường chỉ đạo, định hướng, kiểm tra, giám sát, xử lý sai phạm theo trách nhiệm của cơ quan chủ quản. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho người làm báo chí, xuất bản, truyền thông công đoàn. Thường xuyên cung cấp thông tin, chủ động phối hợp tuyên truyền về phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn trên báo chí, xuất bản; triển khai thực hiện cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ, đấu thầu thực hiện tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của tổ chức Công đoàn trên báo chí, xuất bản phẩm trong và ngoài hệ thống công đoàn.
Tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”. Tăng cường bảo vệ và làm sâu sắc hơn thành tựu và các giá trị của Công đoàn Việt Nam được hình thành trong gần một thế kỷ qua. Thường xuyên rà soát, phát hiện kịp thời và kiên quyết đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch, thông tin sai lệch, xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn. Phối hợp với cơ quan chức năng, triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong các cấp công đoàn; phòng ngừa tội phạm ma túy, tệ nạn xã hội, nhất là “tín dụng đen” trong đoàn viên, người lao động; kiên quyết, kiên trì tuyên truyền, vận động để đoàn viên, người lao động không bị các thế lực thù địch, các phần tử xấu lôi kéo, kích động vào các hành vi trái pháp luật, gây mất an ninh trật tự.
Tố chức khoa học, đồng bộ công tác nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội ở các cấp công đoàn. Xây dựng, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng nòng cốt, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên dư luận xã hội của tổ chức công đoàn. Xây dựng cơ chế để các cấp công đoàn nắm bắt kịp thời, phản ánh chính xác tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động. Duy trì đều đặn công tác giao ban dư luận xã hội, có chế độ hỗ trợ đối với lực lượng nòng cốt, báo cáo viên, cộng tác viên dư luận xã hội.
Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của đoàn viên, người lao động; tích cực tham gia xây dựng văn hóa công nhân, văn hóa doanh nghiệp. Tiếp tục phối hợp triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 09/01/2016 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nâng cao đời sống tinh thần cho công nhân lao động khu công nghiệp, khu chế xuất”. Tham gia cải thiện điều kiện hưởng thụ văn hóa của đoàn viên, người lao động; tham gia xây dựng môi trường văn hóa công sở, văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, dân chủ, đoàn kết, nhân văn. Khai thác và sử dụng có hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao của tổ chức công đoàn phục vụ đoàn viên, người lao động, nhất là công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất. Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, xây dựng nếp sống văn hoá, tác phong công nghiệp cho người lao động. Kiến nghị, đề xuất Nhà nước, các cấp chính quyền và doanh nghiệp tăng cường đầu tư chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động. Nghiên cứu, xác định tiêu chí và tổ chức triển khai xây dựng văn hóa công nhân, góp phần xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo và cán bộ tham mưu trong lĩnh vực tuyên truyền đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, nhất là cán bộ tham mưu công tác truyền thông và công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.
Như vậy, theo Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nội dung: “Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí, xây dựng nếp sống văn hóa, tác phong công nghiệp cho người lao động”, thuộc nhiệm vụ, giải pháp: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động.
>> Báo cáo của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XII trình Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam: Tải về
Tổ chức tốt hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục cho người lao động thuộc nhiệm vụ nào tại Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn VN? (Hình ảnh Internet)
Mục tiêu của nghị quyết chuyên đề thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam là gì?
Căn cứ tiểu mục 2.1 Mục 2 Phần I Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII có nêu về mục tiêu như sau:
- Đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn, xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, tập trung thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, trọng tâm là đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động;
- Tích cực, chủ động tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội. Hoàn thiện mô hình tổ chức, thu hút, tập hợp đông đảo người lao động gia nhập công đoàn; xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn có trí tuệ, bản lĩnh, tâm huyết, trách nhiệm, uy tín và phương pháp công tác tốt.
- Đổi mới, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, ý thức pháp luật của đoàn viên, người lao động;
- Xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh, góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
- Đến cuối nhiệm kỳ, hướng đến kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập, Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, là chỗ dựa tin cậy của người lao động, là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng, Nhà nước ta.
Quyền của đoàn viên công đoàn là gì?
Căn cứ Điều 18 Luật Công đoàn 2012 quy định về quyền của đoàn viên công đoàn như sau:
(1) Yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.
(2) Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn; được thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động; quy định của Công đoàn.
(3) Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm.
(4) Được Công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn.
(5) Được Công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn.
(6) Tham gia hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch do Công đoàn tổ chức.
(7) Đề xuất với Công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định thi hành án treo cần phải ghi rõ những nội dung nào? Cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm gì?
- Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu tại đâu?
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở giai đoạn nào? Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được ước tính ra sao?
- Bộ luật Tố tụng dân sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng dân sự?
- Phân loại, điều kiện khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác từ 1/7/2025 ra sao?