Tổ chức tín dụng sẽ được chấm dứt tình trạng kiểm soát đặc biệt trong những trường hợp nào? Quy định về quyền và nhiệm vụ của ban kiểm soát đặc biệt?
Những trường hợp nào sẽ chấm dứt tình trạng kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng?
Căn cứ vào Điều 152 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định như sau:
Chấm dứt kiểm soát đặc biệt
1. Ngân hàng Nhà nước quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Hoạt động của tổ chức tín dụng trở lại bình thường;
b) Trong quá trình kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng được sáp nhập, hợp nhất vào một tổ chức tín dụng khác;
c) Tổ chức tín dụng không khôi phục được khả năng thanh toán.
2. Quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt được thông báo cho các tổ chức, cá nhân liên quan.
3. Trường hợp chấm dứt kiểm soát đặc biệt theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấm dứt việc áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán gửi Tòa án.
Theo như quy định trên thì các tổ chức tín dụng sẽ được Ngân hàng nhà nước quyết định chấm dứt tình trạng kiểm soát đặc biệt trong các trường hợp sau đây:
- Hoạt động của tổ chức tín dụng trở lại bình thường;
- Trong quá trình kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng được sáp nhập, hợp nhất vào một tổ chức tín dụng khác;
- Tổ chức tín dụng không khôi phục được khả năng thanh toán.
Tổ chức tín dụng sẽ được chấm dứt tình trạng kiểm soát đặc biệt trong những trường hợp nào? Quy định về quyền và nhiệm vụ của ban kiểm soát đặc biệt?
Sáp nhập, hợp nhất quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Điều 14 Thông tư 23/2018/TT-NHNN quy định như sau:
Sáp nhập, hợp nhất quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt
1. Việc đề xuất và quyết định chủ trương sáp nhập, hợp nhất quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 147a Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung).
2. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được quyết định chủ trương sáp nhập, hợp nhất, quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt xây dựng phương án sáp nhập, hợp nhất theo quy định tại Điều 149a và Điều 149b Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung).
3. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, phê duyệt phương án sáp nhập, hợp nhất quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 149a Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung).
4. Việc tổ chức thực hiện phương án sáp nhập, hợp nhất quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt thực hiện theo quy định tại Điều 149d Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung).
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Giấy phép hết hiệu lực theo quy định tại khoản 6 Điều 6 Thông tư này, quỹ tín dụng nhân dân bị sáp nhập, quỹ tín dụng nhân dân tham gia hợp nhất có trách nhiệm nộp lại Giấy phép đã hết hiệu lực cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
Theo đó, việc sáp nhập, hợp nhất quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt được thực hiện theo quy định như trên.
Quyền và nhiệm vụ của ban kiểm soát đặc biệt được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 148 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt
1. Ban kiểm soát đặc biệt có những nhiệm vụ sau đây:
a) Chỉ đạo Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt xây dựng phương án củng cố tổ chức và hoạt động;
b) Chỉ đạo và giám sát việc triển khai các giải pháp được nêu trong phương án củng cố tổ chức và hoạt động đã được Ban kiểm soát đặc biệt thông qua;
c) Báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện phương án củng cố tổ chức và hoạt động.
2. Ban kiểm soát đặc biệt có những quyền hạn sau đây:
a) Đình chỉ hoạt động không phù hợp với phương án củng cố tổ chức và hoạt động đã được thông qua, vi phạm quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng có thể gây tổn hại đến lợi ích của người gửi tiền;
b) Đình chỉ, tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành, kiểm soát tổ chức tín dụng của thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát; Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) nếu xét thấy cần thiết;
c) Yêu cầu Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) miễn nhiệm, đình chỉ công tác đối với người có hành vi vi phạm pháp luật, không chấp hành phương án củng cố tổ chức và hoạt động đã được thông qua;
d) Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước quyết định gia hạn hoặc chấm dứt thời hạn kiểm soát đặc biệt, cho vay đặc biệt hoặc chấm dứt cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng, mua cổ phần của tổ chức tín dụng, thanh lý, thu hồi giấy phép hoạt động của tổ chức tín dụng, tiếp quản, sáp nhập, hợp nhất, mua lại bắt buộc tổ chức tín dụng;
đ) Yêu cầu tổ chức tín dụng nộp đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.
3. Ban kiểm soát đặc biệt chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trong quá trình thực hiện kiểm soát đặc biệt.
Như vậy, ban kiểm soát đặc biệt sẽ có những nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đối tượng được phép vận chuyển chất thải nguy hại gồm những đơn vị nào? Xe chở chất thải nguy hại có phải gắn thiết bị theo dõi không?
- Chở quá số người quy định thì phạt chủ xe hay tài xế xe khách? Có bị trừ điểm GPLX theo Nghị định 168?
- Đất khu vui chơi giải trí công cộng là đất gì? Có thu tiền sử dụng đất đối với đất khu vui chơi giải trí công cộng không nhằm mục đích kinh doanh?
- Giấy phép hoạt động phương tiện giao thông thông minh 2025 mới nhất? Phương tiện giao thông thông minh là gì?
- Chế phẩm sinh học dùng trong thú y là gì? Hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc thú y mới dạng chế phẩm sinh học gồm những gì?