Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được giải thể như thế nào theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024?
- Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được giải thể như thế nào theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024?
- Tổ chức tín dụng hỗ trợ tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt phải đáp ứng điều kiện nào theo quy định mới nhất 2024?
- Trường hợp nào tổ chức tín dụng bị áp dụng kiểm soát đặc biệt theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024?
Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được giải thể như thế nào theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024?
Căn cứ theo quy định tại Điều 187 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hướng dẫn giải thể Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt như sau:
Trường hợp giải thể Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
[1] Có khả năng thanh toán đầy đủ các khoản nợ;
Trường hợp này, Ban kiểm soát đặc biệt trình Ngân hàng Nhà nước quyết định giải thể tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
[2] Có tổ chức tín dụng tiếp nhận toàn bộ nghĩa vụ nợ.
Trường hợp này, Ban kiểm soát đặc biệt yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt phối hợp với tổ chức tín dụng tiếp nhận toàn bộ nghĩa vụ nợ xây dựng phương án thanh lý tài sản, trong đó có kế hoạch mua một phần hoặc toàn bộ tài sản, đồng thời nhận chuyển giao toàn bộ nghĩa vụ nợ của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, biện pháp hỗ trợ đối với tổ chức tín dụng tiếp nhận toàn bộ nghĩa vụ nợ, trình Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Đối với quỹ tín dụng nhân dân, phương án thanh lý tài sản phải có ý kiến của ngân hàng hợp tác xã trước khi gửi Ngân hàng Nhà nước.
Tổ chức tín dụng tiếp nhận toàn bộ nghĩa vụ nợ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Hoạt động kinh doanh có lãi trong ít nhất 02 năm liền kề trước thời điểm đề nghị tiếp nhận toàn bộ nghĩa vụ nợ theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập;
- Đáp ứng tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại khoản 1 Điều 138 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 tại thời điểm đề nghị tiếp nhận toàn bộ nghĩa vụ nợ.
Việc giải thể và thanh lý tài sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt khi giải thể thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 204 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được giải thể như thế nào theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024? (Hình từ Internet)
Tổ chức tín dụng hỗ trợ tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt phải đáp ứng điều kiện nào theo quy định mới nhất 2024?
Căn cứ theo quy định tại Điều 173 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 tổ chức tín dụng hỗ trợ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
(1) Hoạt động kinh doanh có lãi trong ít nhất 02 năm liền kề trước thời điểm tham gia hỗ trợ theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập;
(2) Đáp ứng các tỷ lệ bảo đảm an toàn sau đây:
- Tỷ lệ khả năng chi trả;
- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 08% hoặc tỷ lệ cao hơn theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ;
- Trạng thái ngoại tệ, vàng tối đa so với vốn tự có;
- Tỷ lệ mua, nắm giữ, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;
- Tỷ lệ bảo đảm an toàn khác.
Cần lưu ý các vấn đề sau về tỷ lệ đảm bảo an toàn:
+ Ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia phải ký quỹ tiền tại Ngân hàng Nhà nước, nắm giữ số lượng tối thiểu giấy tờ có giá được phép cầm cố theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.
+ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với từng loại hình tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
+ Tổng số vốn của một tổ chức tín dụng đầu tư vào tổ chức tín dụng khác, công ty con của tổ chức tín dụng dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần và khoản đầu tư dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán không được tính vào vốn tự có khi tính tỷ lệ bảo đảm an toàn.
(3) Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát có số lượng thành viên và cơ cấu theo quy định của pháp luật;
(4) Hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ đáp ứng quy định tại Điều 57 và Điều 58 Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
Trường hợp nào tổ chức tín dụng bị áp dụng kiểm soát đặc biệt theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 162 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì trường hợp Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt bao gồm:
- Tổ chức tín dụng được can thiệp sớm không có phương án khắc phục gửi Ngân hàng Nhà nước hoặc không điều chỉnh phương án khắc phục theo yêu cầu bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước;
- Trong thời hạn thực hiện phương án khắc phục, tổ chức tín dụng được can thiệp sớm không có khả năng thực hiện phương án khắc phục;
- Hết thời hạn thực hiện phương án khắc phục mà tổ chức tín dụng không khắc phục được tình trạng dẫn đến thực hiện can thiệp sớm;
- Bị rút tiền hàng loạt và có nguy cơ gây mất an toàn hệ thống tổ chức tín dụng;
- Tỷ lệ an toàn vốn của tổ chức tín dụng thấp hơn 04% trong thời gian 06 tháng liên tục;
- Tổ chức tín dụng bị giải thể không có khả năng thanh toán đầy đủ các khoản nợ trong quá trình thanh lý tài sản.
Ngoài ra, các quy định sau được áp dụng kể từ ngày tổ chức tín dụng được đặt vào kiểm soát đặc biệt:
- Kể từ ngày tổ chức tín dụng được đặt vào kiểm soát đặc biệt, chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt phải báo cáo việc sử dụng cổ phần, phần vốn góp; không được chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp; không được sử dụng cổ phần, phần vốn góp để làm tài sản bảo đảm, trừ trường hợp thực hiện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Kể từ ngày tổ chức tín dụng được đặt vào kiểm soát đặc biệt, dư nợ gốc, lãi của khoản vay tái cấp vốn của tổ chức tín dụng đó tại Ngân hàng Nhà nước được chuyển thành dư nợ gốc, lãi của khoản vay đặc biệt và tiếp tục thực hiện theo cơ chế vay tái cấp vốn của các khoản vay tái cấp vốn này; dư nợ gốc, lãi của khoản vay của quỹ tín dụng nhân dân tại ngân hàng hợp tác xã được chuyển thành dư nợ gốc, lãi của khoản vay đặc biệt và tiếp tục thực hiện theo cơ chế cho vay của ngân hàng hợp tác xã đối với quỹ tín dụng nhân dân.
Luật Các tổ chức tín dụng 2024 sẽ có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 07 năm 2024, trừ khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?