Tổ chức phát hành phim có phải gửi cam kết không vi phạm nội dung và hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh khi nhập khẩu phim hay không?
- Tổ chức phát hành phim có phải gửi cam kết không vi phạm nội dung và hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh khi nhập khẩu phim hay không?
- Tổ chức phát hành phim không phải gửi cam kết không vi phạm nội dung và hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh khi nhập khẩu phim bị phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Mẫu văn bản cam kết không vi phạm những nội dung và hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh như thế nào?
- Những nội dung và hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh bao gồm gì?
Tổ chức phát hành phim có phải gửi cam kết không vi phạm nội dung và hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh khi nhập khẩu phim hay không?
Căn cứ quy định Điều 17 Luật Điện ảnh 2022 quy định như sau:
Xuất khẩu phim, nhập khẩu phim
1. Tổ chức, cá nhân chỉ được xuất khẩu phim đã được cấp Giấy phép phân loại phim hoặc Quyết định phát sóng.
2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phim phải cam kết bằng văn bản về nội dung phim không vi phạm quy định tại Điều 9 của Luật này gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
3. Người đứng đầu tổ chức, cá nhân nhập khẩu phim chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung phim nhập khẩu để phổ biến phim; quản lý, sử dụng phim phục vụ hoạt động nghiên cứu, giáo dục, lưu trữ và lưu hành nội bộ.
4. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia xuất khẩu phim.
Như vậy, tổ chức phát hành phim phải gửi văn bản cam kết không vi phạm những nội dung và hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Do đó, tổ chức phát hành phim phải gửi văn bản cam kết không vi phạm những nội dung và hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh khi nhập khẩu phim.
Tổ chức phát hành phim có phải gửi cam kết không vi phạm nội dung và hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh khi nhập khẩu phim hay không? (Hình từ Internet)
Tổ chức phát hành phim không phải gửi cam kết không vi phạm nội dung và hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh khi nhập khẩu phim bị phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 38/2021/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP) quy định mức phạt đối với tổ chức phát hành phim có phải gửi văn bản cam kết không vi phạm những nội dung và hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh khi nhập khẩu phim như sau:
Vi phạm quy định về phát hành phim
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quản lý, sử dụng phim nhập khẩu không đúng mục đích phục vụ hoạt động nghiên cứu, giáo dục, lưu trữ và lưu hành nội bộ.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không cam kết bằng văn bản về nội dung phim không vi phạm quy định tại Điều 9 Luật Điện ảnh đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định trong trường hợp nhập khẩu phim.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu phim đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc gửi văn bản cam kết không vi phạm quy định tại Điều 9 Luật Điện ảnh đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
Tại quy định khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP) quy định về mức phạt tiền như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
Như vậy, tổ chức phát hành phim không gửi văn bản cam kết không vi phạm những nội dung và hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh khi nhập khẩu phim sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
Và buộc gửi văn bản cam kết không vi phạm những nội dung và hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Mẫu văn bản cam kết không vi phạm những nội dung và hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh như thế nào?
Theo quy định Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 17/2022/TT-BVHTTDL quy định mẫu văn bản cam kết không vi phạm những nội dung và hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh như sau:
Tải mẫu văn bản cam kết không vi phạm những nội dung và hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh: Tại đây.
Những nội dung và hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh bao gồm gì?
Căn cứ quy định tại Điều 9 Luật Điện ảnh 2022 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm đối với sản xuất phim tại Việt Nam như sau:
Những nội dung và hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh
1. Nghiêm cấm hoạt động điện ảnh có nội dung sau đây:
a) Vi phạm Hiến pháp, pháp luật; kích động chống đối hoặc phá hoại việc thi hành Hiến pháp, pháp luật;
b) Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; gây tổn hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, giá trị văn hóa Việt Nam; xúc phạm Quốc kỳ, Đảng kỳ, Quốc huy, Quốc ca;
c) Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù, kì thị giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng phản động, tệ nạn xã hội; phá hoại văn hóa, đạo đức xã hội;
d) Xuyên tạc lịch sử dân tộc, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; thể hiện không đúng, xâm phạm chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
đ) Truyền bá, ủng hộ chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa cực đoan;
e) Kích động, xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; tuyên truyền, cổ súy cho hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo bất hợp pháp;
g) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật;
h) Kích động bạo lực, hành vi tội ác bằng việc thể hiện chi tiết cách thức thực hiện, hình ảnh, âm thanh, lời thoại, cảnh đánh đập, tra tấn, giết người dã man, tàn bạo và những hành vi khác xúc phạm đến nhân phẩm con người, trừ trường hợp thể hiện các nội dung đó để phê phán, tố cáo, lên án tội ác, đề cao chính nghĩa, tôn vinh giá trị truyền thống, văn hóa;
i) Thể hiện chi tiết hình ảnh, âm thanh, lời thoại dâm ô, trụy lạc, loạn luân;
k) Vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em, người chưa thành niên;
l) Vi phạm nguyên tắc bình đẳng giới, định kiến giới, phân biệt đối xử về giới.
2. Nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:
a) Phát hành, phổ biến phim trong rạp chiếu phim, trên hệ thống truyền hình và địa điểm chiếu phim công cộng mà không có Giấy phép phân loại phim của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh (sau đây gọi là Giấy phép phân loại phim) hoặc Quyết định phát sóng của cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động truyền hình (sau đây gọi là Quyết định phát sóng);
b) Phổ biến phim trên không gian mạng mà không phân loại, hiển thị kết quả phân loại phim theo quy định của Luật này;
c) Thay đổi, làm sai lệch nội dung phim và kết quả phân loại phim đối với phim đã được cấp Giấy phép phân loại phim hoặc Quyết định phát sóng;
d) Sản xuất, phát hành, phổ biến phim, lưu chiểu, lưu trữ phim không tuân thủ quy định của Luật này, Luật Sở hữu trí tuệ và quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Phát hành, phổ biến phim đã có quyết định thu hồi Giấy phép phân loại phim hoặc Quyết định phát sóng;
e) Sao chép phim khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu phim, trừ trường hợp Luật sở hữu trí tuệ có quy định khác;
g) Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện phổ biến phim tại địa điểm chiếu phim công cộng;
h) Thẩm định, cấp Giấy phép phân loại phim trái quy định của pháp luật.
Như vậy, hoạt động điện ảnh cấm các nội dung và hành vi theo quy định như trên.
Nghị định 128/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?