Tổ chức nghiên cứu xây dựng, triển khai thí điểm bộ chỉ số gia đình hạnh phúc giai đoạn 2022-2030?
- Nội dung, công việc xây dựng triển khai thí điểm bộ chỉ số gia đình hạnh phúc?
- Chính sách, pháp luật về gia đình được hoàn thiện như thế nào?
- Thực hiện xây dựng môi trường gia đình văn minh, hạnh phúc theo quy định của Thủ tướng như thế nào?
- Thực hiện nâng cao năng lực quản lý nhà nước về gia đình như thế nào?
Nội dung, công việc xây dựng triển khai thí điểm bộ chỉ số gia đình hạnh phúc?
Căn cứ Mục 4 Phần II kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 1449/QĐ-BVHTTDL năm 2022 về việc xây dựng triển khai thí điểm bộ chỉ số gia đình hạnh phúc như sau:
Như vậy, nội dung công việc triển khai thí điểm bộ chỉ số gia đình hạnh phúc được quy định như trên.
Tổ chức nghiên cứu xây dựng, triển khai thí điểm bộ chỉ số gia đình hạnh phúc giai đoạn 2022-2030? (Hình từ internet)
Chính sách, pháp luật về gia đình được hoàn thiện như thế nào?
Căn cứ Mục 2 Phần III Quyết định 2238/QĐ-TTg năm 2021 chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 quy định hoàn thiện chính sách, pháp luật về gia đình như sau:
- Rà soát, hoàn thiện sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về: giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; phòng, chống bạo lực gia đình; thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em và chăm sóc người cao tuổi; ngăn chặn các tác động tiêu cực đến sự phát triển của gia đình trong xã hội hiện đại.
- Xây dựng, ban hành chính sách, cơ chế khuyến khích, đãi ngộ đội ngũ cán bộ thực hiện công tác gia đình các cấp, các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực gia đình, đặc biệt là phòng, chống bạo lực gia đình.
- Nghiên cứu, xây dựng bộ chỉ số về gia đình hạnh phúc làm cơ sở đánh giá, đề xuất, hoạch định chính sách.
- Khảo sát, nắm bắt xu thế biến đổi chức năng kinh tế của gia đình để điều chỉnh chính sách phù hợp thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình và giảm thiểu yếu tố tác động tiêu cực đến chức năng kinh tế của gia đình.
Thực hiện xây dựng môi trường gia đình văn minh, hạnh phúc theo quy định của Thủ tướng như thế nào?
Căn cứ Mục 3 Phần III Quyết định 2238/QĐ-TTg về xây dựng môi trường gia đình văn minh, hạnh phúc, tạo điều kiện cho mọi thành viên được phát triển toàn diện và thụ hưởng thành quả phát triển như sau:
Xây dựng môi trường gia đình văn minh, hạnh phúc, tạo điều kiện cho mọi thành viên được phát triển toàn diện và thụ hưởng thành quả phát triển.
- Nghiên cứu, xây dựng hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, thích ứng với thiên tai, dịch bệnh, nâng cao khả năng tự ứng phó của gia đình nhằm hạn chế, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về đạo đức, lối sống trong xã hội.
- Tăng cường giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc, giá trị gia đình; xây dựng nhân cách đạo đức, lối sống văn minh cho thế hệ trẻ thông qua sự phối hợp giáo dục từ gia đình, nhà trường và xã hội. Xây dựng gia đình là một môi trường an toàn cho trẻ em; bài trừ lối sống vị kỷ, thực dụng.
- Hoàn thiện, triển khai “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình”; chú trọng tổ chức thực hành các hành vi văn hóa lành mạnh, ứng xử chuẩn mực trong gia đình nhằm tạo sự gắn kết, trao truyền và phát huy giá trị gia đình truyền thống tốt đẹp.
- Tiếp tục triển khai xây dựng các mô hình gia đình kiểu mẫu “ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền” trong các phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Tăng cường giáo dục nền nếp, lối sống tích cực, văn minh cho từng thành viên trong gia đình; tập trung vai trò nêu gương của ông bà, cha mẹ cho con cháu. Nhân rộng mô hình “bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương” nhằm tăng cường sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.
- Thường xuyên, kịp thời biểu dương, khen thưởng những tấm gương gia đình tiêu biểu, hạnh phúc; đồng thời phê phán, lên án, đấu tranh với những hành vi lệch chuẩn tạo dư luận tiêu cực, tác động xấu tới cộng đồng. Xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến công tác gia đình và lĩnh vực gia đình.
Thực hiện nâng cao năng lực quản lý nhà nước về gia đình như thế nào?
Căn cứ Mục 4 Phần III Quyết định 2238/QĐ-TTg năm 2021 về nâng cao năng lực quản lý nhà nước về gia đình như sau:
- Rà soát, đề xuất các giải pháp quản lý nhằm đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy thực hiện công tác gia đình các cấp bảo đảm tinh gọn, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả, có sự gắn kết nội dung gia đình với các lĩnh vực có liên quan; phát triển mạng lưới cộng tác viên dân số, gia đình và trẻ em ở cơ sở.
- Xây dựng các chương trình, đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực theo hướng tích hợp đa ngành. Tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác gia đình các cấp.
- Nghiên cứu, xây dựng danh mục dịch vụ công gắn với hệ thống dịch vụ công về văn hóa, giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho các thành viên gia đình.
- Nghiên cứu, xây dựng, phát triển các loại hình dịch vụ gia đình cần thiết hỗ trợ cho cuộc sống nhằm bảo đảm sự ổn định và an toàn của đời sống gia đình, nhất là gia đình lao động di cư và công nhân lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất; các mô hình hỗ trợ gia đình thực hiện bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình; các mô hình tư vấn, giáo dục về hôn nhân gia đình cho thanh niên trước khi kết hôn.
- Xây dựng dữ liệu số quốc gia về gia đình; các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển bền vững.
Trên đây là nội dung nghiên cứu xây dựng, triển khai thí điểm bộ chỉ số gia đình hạnh phúc giai đoạn 2022-2030.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?