Tổ chức Lễ tang cấp cao với Thượng tướng Quân đội nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng như thế nào?
- Tổ chức Lễ tang cấp cao với Thượng tướng Quân đội nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng được quy định thế nào?
- Đứng tên và đưa tin buồn Lễ tang cấp cao như thế nào?
- Trang trí lễ đài tổ chức Lễ tang cấp cao như thế nào?
- Lực lượng phục vụ Lễ tang cấp cao gồm những ai?
- Phương tiện phục vụ Lễ tang cấp cao gồm những gì?
Tổ chức Lễ tang cấp cao với Thượng tướng Quân đội nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng được quy định thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 86/2016/TT-BQP thì cán bộ Quân đội đương chức, thôi giữ chức hoặc nghỉ hưu thuộc một trong các chức vụ, cấp bậc quân hàm sau đây hy sinh, từ trần được tổ chức Lễ tang Cấp cao (nếu không thuộc diện Lễ tang cấp Nhà nước), trong đó có Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng.
Đứng tên và đưa tin buồn Lễ tang cấp cao như thế nào?
Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 86/2016/TT-BQP về đứng tên và đưa tin buồn Lễ tang cấp cao như sau:
1. Danh nghĩa đưa tin buồn
Căn cứ chức vụ của người hy sinh, từ trần, việc đưa tin buồn thực hiện dưới danh nghĩa của tất cả hoặc một số cơ quan, đơn vị, địa phương và gia đình:
a) Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng (trong trường hợp người hy sinh, từ trần là Ủy viên hoặc Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Ủy viên Quân ủy Trung ương);
b) Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (trong trường hợp người hy sinh, từ trần là đại biểu Quốc hội);
c) Bộ Quốc phòng; đơn vị đã hoặc đang trực tiếp quản lý người hy sinh, từ trần;
d) Cấp uỷ, chính quyền, cơ quan quân sự, ban, ngành đoàn thể địa phương nơi sinh quán hoặc nơi cư trú.
2. Quy định việc đưa tin buồn trên các báo, đài
a) Việc đưa tin buồn trên các báo, đài thực hiện theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 105/2012/NĐ-CP;
b) Báo Quân đội nhân dân đăng trên trang nhất; Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam phát trong chương trình thời sự buổi tối:
- Đối với người hy sinh, từ trần quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều 9 Thông tư này: Tin buồn, kèm theo ảnh (4 cm x 6 cm), tóm tắt tiểu sử; tuyên truyền về thân thế, sự nghiệp, quá trình cống hiến của người hy sinh, từ trần, chiếu phim phóng sự (nếu có);
- Đối với người hy sinh, từ trần quy định tại Khoản 4, 5, 6, 7, 8 Điều 9 Thông tư này: Tin buồn, kèm theo ảnh (4 cm x 6 cm), tóm tắt tiểu sử; tuyên truyền về quá trình cống hiến của người hy sinh, từ trần.
3. Chuẩn bị tin buồn, tóm tắt tiểu sử, lời điếu; thẩm định nội dung
a) Cơ quan, đơn vị chủ trì xây dựng kế hoạch tổ chức Lễ tang chuẩn bị tóm tắt tiểu sử, tin buồn, lời điếu; xin ý kiến của gia đình người hy sinh, từ trần trước khi thông qua Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang;
b) Thẩm định nội dung tin buồn: Người đang công tác hy sinh, từ trần do cơ quan quản lý nhân sự (Cục Cán bộ, Cục Quân lực) thẩm định; người đã nghỉ hưu từ trần do Cục Chính sách thẩm định;
Cơ quan thẩm định nội dung có trách nhiệm chuyển đến các báo, đài theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
Tổ chức Lễ tang cấp cao với Thượng tướng Quân đội nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng như thế nào? (Hình từ Internet)
Trang trí lễ đài tổ chức Lễ tang cấp cao như thế nào?
Việc trang tí lễ đài tổ chức Lễ tang cấp cao được thực hiện theo quy định tại Điều 40 Nghị định 105/2012/NĐ-CP và một số nội dung như sau:
- Ảnh của người hy sinh, từ trần để trong khung kích thước 30 cm x 40 cm, có dải băng đen nhỏ vắt chéo góc trên bên trái khung ảnh nhìn từ dưới lên;
- Giá Huân chương, Huy chương bảo đảm đầy đủ các hình thức được khen thưởng của người hy sinh, từ trần;
- Linh cữu được phủ Quân kỳ.
Lực lượng phục vụ Lễ tang cấp cao gồm những ai?
Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 86/2016/QTT-BQP về lực lượng phục vụ Lễ tang như sau:
- Lễ tang do Bộ Quốc phòng chủ trì
+ Sĩ quan đứng túc trực bên linh cữu trong thời gian có các đoàn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng đến viếng và trong thời gian Lễ truy điệu là 02 (hai) sĩ quan cấp Tướng, 02 (hai) sĩ quan cấp Đại tá và 04 (bốn) chiến sĩ tiêu binh. Thời gian còn lại của Lễ viếng là 04 (bốn) sĩ quan cấp Đại tá, Thượng tá và 04 (bốn) chiến sĩ tiêu binh;
Sĩ quan cấp Tướng túc trực bên linh cữu do Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang phân công cán bộ thuộc các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện;
+ Đơn vị danh dự gồm: 01 (một) chỉ huy, 01 (một) tổ Quân kỳ, đại diện 3 (ba) lực lượng Lục quân, Hải quân và Không quân. Mỗi khối 20 (hai mươi) chiến sĩ, 01 (một) đồng chí khối trưởng.
- Lễ tang do đơn vị trực thuộc Quân ủy Trung ương chủ trì
+ Sĩ quan túc trực bên linh cữu là 04 (bốn) sĩ quan cấp Đại tá, Thượng tá và 04 (bốn) chiến sĩ tiêu binh. Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang phân công cán bộ thuộc các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện.
+ Đơn vị danh dự, gồm: 24 (hai bốn) chiến sĩ, 01 (một) sĩ quan chỉ huy và 01 (một) tổ Quân kỳ; người hy sinh, từ trần thuộc quân chủng nào thì đơn vị danh dự mặc lễ phục của quân chủng đó.
- Đơn vị danh dự, sĩ quan, chiến sĩ tiêu binh túc trực bên linh cữu
+ Lễ tang tổ chức tại Nhà tang lễ bệnh viện Quân đội trên địa bàn thành phố Hà Nội, do Đoàn Nghi lễ Quân đội thực hiện; tổ chức tại cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội, do đơn vị chủ trì thống nhất với Đoàn Nghi lễ Quân đội thực hiện.
+ Lễ tang tổ chức tại Nhà tang lễ các bệnh viện Quân đội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, do Quân khu 7 thực hiện; tổ chức tại cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, do đơn vị chủ trì thống nhất với Quân khu 7 thực hiện.
Phương tiện phục vụ Lễ tang cấp cao gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 86/2016/QTT-BQP thì phương tiện phục vụ Lễ tang, gồm: 01 (một) xe chỉ huy; 01 (một) xe Quân kỳ, ảnh, giá Huân chương; 01 (một) xe đơn vị danh dự (nếu đơn vị danh dự 03 lực lượng thì sử dụng 03 xe); 01 (một) xe chở hoa; 01 (một) xe kéo linh cữu (xe linh xa) hoặc xe chở linh cữu; từ 03 (ba) đến 04 (bốn) xe chở người đi đưa tang; 02 (hai) xe Ban Tổ chức Lễ tang.
Sử dụng xe kéo linh cữu đối với các chức danh, cấp bậc quân hàm quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều 9 Thông tư này hy sinh, từ trần tổ chức an táng, hỏa táng, điện táng trên địa bàn thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; sử dụng xe chở linh cữu đối với các chức danh, cấp bậc quân hàm còn lại quy định tại Điều 9 Thông tư này hy sinh, từ trần. Trường hợp đặc biệt, do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.
Trường hợp Lễ tang do Bộ Quốc phòng chủ trì có 02 (hai) xe thông tin, 01 (một) xe cứu thương, 01 (một) xe dự phòng; đồng thời, bố trí xe dẫn đường hoặc phối hợp với Công an địa phương bố trí xe cảnh sát dẫn đường.
Xe Quân kỳ, xe đơn vị danh dự, xe chở linh cữu hoặc xe linh xa, xe chở hoa (gọi là xe nghi lễ) quy định như sau:
- Lễ tang tổ chức tại nhà tang lễ bệnh viện Quân đội trên địa bàn thành phố Hà Nội, xe nghi lễ do Đoàn Nghi lễ Quân đội thực hiện; ở cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội, do đơn vị chủ trì tổ chức Lễ tang thống nhất với Đoàn Nghi lễ Quân đội thực hiện;
- Lễ tang tổ chức tại nhà tang lễ bệnh viện Quân đội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, xe nghi lễ do Quân khu 7 thực hiện; ở cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, do đơn vị chủ trì tổ chức Lễ tang phối hợp, thống nhất với Quân khu 7 thực hiện;
- Ngoài địa bàn quy định tại Điểm a, b Khoản này, do đơn vị chủ trì tổ chức Lễ tang phối hợp với quân khu sở tại thực hiện.
Xe phục vụ Ban Tổ chức Lễ tang, xe phục vụ gia đình, xe chở người đi đưa tang, do đơn vị chủ trì tổ chức Lễ tang thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế độ tiền thưởng công chức viên chức 2025 theo Nghị định 73? Quy chế tiền thưởng theo Nghị định 73 2024 thế nào?
- Đối tượng kế toán thuộc hoạt động kinh doanh gồm những đối tượng nào? Ghi đơn vị tiền tệ khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ngoại tệ thế nào?
- Mẫu văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động mới nhất 2025? Tải văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động mới nhất 2025 ở đâu?
- Căn cứ bổ nhiệm viên chức quản lý? Nghĩa vụ của viên chức quản lý là gì? Viên chức quản lý là gì?
- Những ai được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định 73? Mức tiền thưởng cụ thể được xác định dựa vào đâu?