Tổ chức đại diện của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có những nhiệm vụ gì theo quy định?
Tổ chức đại diện của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có những nhiệm vụ gì theo quy định?
Căn cứ quy định tại Điều 110 Luật Hợp tác xã 2023 về tổ chức đại diện của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như sau:
Tổ chức đại diện của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
...
2. Tổ chức đại diện của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có các nhiệm vụ sau đây:
a) Đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên;
b) Tuyên truyền, hướng dẫn, chia sẻ thông tin, vận động thực hiện các chính sách của Nhà nước về phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Tư vấn, hỗ trợ và cung cấp dịch vụ, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ cho việc hình thành và phát triển của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
d) Thực hiện các chương trình, dự án, dịch vụ công được giao hỗ trợ phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
đ) Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
e) Đại diện cho các thành viên trong quan hệ hoạt động phối hợp với các tổ chức trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật;
g) Thực hiện đánh giá rủi ro, tư vấn, hỗ trợ nhằm tăng cường tính minh bạch trong quản lý tài chính, bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật trong vận hành và nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
h) Đánh giá hiệu quả và đóng góp kinh tế, xã hội, văn hóa từ hoạt động của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và thành viên.
...
Như vậy, tổ chức đại diện của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có các nhiệm vụ sau đây:
- Đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên;
- Tư vấn, hỗ trợ và cung cấp dịch vụ, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ cho việc hình thành và phát triển của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Tuyên truyền, hướng dẫn, chia sẻ thông tin, vận động thực hiện các chính sách của Nhà nước về phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Thực hiện đánh giá rủi ro, tư vấn, hỗ trợ nhằm tăng cường tính minh bạch trong quản lý tài chính, bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật trong vận hành và nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Thực hiện các chương trình, dự án, dịch vụ công được giao hỗ trợ phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Đại diện cho các thành viên trong quan hệ hoạt động phối hợp với các tổ chức trong nước và nước ngoài;
- Đánh giá hiệu quả và đóng góp kinh tế, xã hội, văn hóa từ hoạt động của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và thành viên.
Tổ chức đại diện của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có những nhiệm vụ gì theo quy định? (Hình từ Internet)
Đại diện của tổ chức đại diện có thể biểu quyết tại hội nghị thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Hợp tác xã 2023 về thành phần hội nghị thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như sau:
Hội nghị thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Hội nghị thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã do sáng lập viên tổ chức có thành phần bao gồm:
a) Sáng lập viên là cá nhân;
b) Người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của sáng lập viên là tổ chức;
c) Cá nhân, người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ chức khác có nguyện vọng gia nhập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
d) Đại diện của tổ chức đại diện có thể được mời tham gia hội nghị nhưng không có quyền biểu quyết.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì đại diện của tổ chức đại diện có thể được mời tham gia nhưng không có quyền biểu quyết tại hội nghị thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Luật Hợp tác xã 2023 có hiệu lực từ khi nào?
Căn cứ quy định tại Điều 114 Luật Hợp tác xã 2023 như sau:
Điều khoản thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, trừ quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 115 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2023.
3. Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ quy định tại khoản 5 Điều 115 của Luật này.
4. Trong thời gian Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa kết nối với cơ sở dữ liệu về đăng ký tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, cá nhân là công dân Việt Nam được sử dụng bản sao giấy tờ pháp lý thay thế cho số định danh cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính theo quy định tại Luật này.
Như vậy, Luật Hợp tác xã 2023 có hiệu lực từ ngày 01/07/2024.
Riêng khoản 3 Điều 115 Luật Hợp tác xã 2023 và khoản 4 Điều 115 Luật Hợp tác xã 2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/9/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?
- Nội dung kiểm tra hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất gồm những gì?