Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam có thể bị phạt vi phạm hành chính những hành vi nào?
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam có thể bị phạt vi phạm hành chính những hành vi nào?
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam phải đáp ứng điều kiện gì?
- Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam là gì?
Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam có thể bị phạt vi phạm hành chính những hành vi nào?
Căn cứ Điều 26 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam như sau:
Vi phạm quy định về hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước khi đưa tàu vào vùng biển Việt Nam theo quy định;
b) Cập không đúng cảng được ghi trong Giấy phép hoạt động thủy sản;
c) Không mang đầy đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
d) Không có hoặc không ghi hoặc ghi không đầy đủ hoặc không nộp nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản hoặc không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định;
đ) Không tiếp nhận giám sát viên hoặc trả giám sát viên không đúng địa điểm hoặc không bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt cho giám sát viên theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động không đúng vùng, nghề, lĩnh vực hoạt động ghi trong giấy phép hoạt động thủy sản.
3. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm hành chính nhiều lần.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động thủy sản từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Theo đó, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với các hành vi sau:
- Không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước khi đưa tàu vào vùng biển Việt Nam theo quy định;
- Cập không đúng cảng được ghi trong Giấy phép hoạt động thủy sản;
- Không mang đầy đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Không có hoặc không ghi hoặc ghi không đầy đủ hoặc không nộp nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản hoặc không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định;
- Không tiếp nhận giám sát viên hoặc trả giám sát viên không đúng địa điểm hoặc không bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt cho giám sát viên theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Hoạt động không đúng vùng, nghề, lĩnh vực hoạt động ghi trong giấy phép hoạt động thủy sản.
Lưu ý:
- Mức phạt trên áp dụng với cá nhân vi phạm trong lĩnh vực thủy sản, mức phạt đối với tổ chức có hành vi vi phạm tương ướng gấp 02 lần mức phạt của cá nhân. (Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2024/NĐ-CP). Do đó, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam có thể bị phạt tiền lên đến 600.000.000 đồng.
- Tổ chức, cá nhân vi phạm hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam ngoài bị phạt tiền còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động thủy sản từ 03 tháng đến 12 tháng, tùy thuộc theo từng hành vi vi phạm cụ thể.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam có thể bị phạt vi phạm hành chính những hành vi nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ tại Điều 55 Luật Thủy sản 2017 quy định tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu được cấp phép hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có thỏa thuận quốc tế hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; giấy phép hoặc chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của nước có tàu cho phép hoạt động tại vùng biển Việt Nam;
- Có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc dự án hợp tác về khai thác thủy sản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc dự án hợp tác điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản, huấn luyện kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực thủy sản, thu mua, vận chuyển thủy sản trong vùng biển Việt Nam được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Việc phê duyệt dự án về khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam phải căn cứ vào điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 50 của Luật Thủy sản 2017 và tàu không có tên trong danh sách tàu cá hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc tổ chức quản lý nghề cá khu vực hoặc tổ chức quốc tế được công nhận xác lập và công bố;
- Có Giấy chứng nhận đăng ký tàu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia mà tàu mang quốc tịch cấp, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà tàu mang quốc tịch cấp còn thời hạn ít nhất là 06 tháng, Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;
- Có danh sách thuyền viên và người làm việc trên tàu; thuyền trưởng, máy trưởng có văn bằng, chứng chỉ phù hợp với loại tàu. Thuyền viên và người làm việc trên tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam là người nước ngoài phải được sự đồng ý của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng; có hộ chiếu và bảo hiểm thuyền viên;
- Có thiết bị giám sát hành trình theo quy định;
- Trên tàu phải có ít nhất một người thông thạo tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam là gì?
Tại khoản 2 Điều 57 Luật Thủy sản 2017 có quy định về tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam có nghĩa vụ như sau:
- Nộp đủ phí, lệ phí theo quy định của pháp luật Việt Nam; mua bảo hiểm cho giám sát viên;
- Chỉ được đưa tàu vào cảng đăng ký, phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ít nhất 07 ngày làm việc trước khi đưa tàu vào Việt Nam, thực hiện thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam phải mang đủ bản chính hoặc bản sao chứng thực giấy phép hoạt động thủy sản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;
Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu, Giấy phép sử dụng tần số của thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, sổ danh bạ thuyền viên, hộ chiếu của thuyền viên và người làm việc trên tàu;
- Ghi, nộp nhật ký khai thác thủy sản theo chuyến biển đối với tàu hoạt động khai thác thủy sản;
Báo cáo hoạt động theo chuyến biển đối với tàu điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản, huấn luyện kỹ thuật, chuyển giao công nghệ về thủy sản, thu mua, vận chuyển thủy sản theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Nhật ký khai thác thủy sản hoặc báo cáo hoạt động của tàu phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh;
- Tuân thủ yêu cầu của giám sát viên; bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt cho giám sát viên; tiếp nhận, trả giám sát viên đúng địa điểm đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận;
- Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Khi có sự cố, tai nạn hoặc tình huống nguy hiểm cần sự giúp đỡ thì thuyền viên, người làm việc trên tàu phải phát tín hiệu cấp cứu và phải thông báo ngay cho cơ quan hữu quan của Việt Nam nơi gần nhất;
- Tàu khai thác thủy sản chỉ được phép tiêu thụ sản phẩm tại Việt Nam, trừ trường hợp có hợp đồng xuất khẩu;
- Trong trường hợp tàu cá nước ngoài ngừng hoạt động khi giấy phép vẫn còn hiệu lực, chủ tàu phải báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bằng văn bản ít nhất trước 07 ngày làm việc trước khi ngừng hoạt động;
- Treo cờ theo quy định của Chính phủ;
- Chấp hành quy định khác của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?