Tổ chức 03 đợt thi thử kiểm định chất lượng đầu vào công chức trong quý 04/2023 có đúng không?
- Tổ chức 03 đợt thi thử kiểm định chất lượng đầu vào công chức trong quý 04/2023 có đúng không?
- Điều kiện đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức là gì?
- Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức được tổ chức chính thức vào thời gian nào?
- Kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức có giá trị như thế nào?
Tổ chức 03 đợt thi thử kiểm định chất lượng đầu vào công chức trong quý 04/2023 có đúng không?
Ngày 21/04/2023, Bộ Nội vụ ban hành Quyết định 308/QĐ-BNV năm 2023 về Kế hoạch triển khai Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
Theo đó, tại tiểu mục 4 Mục II Kế hoạch triển khai ban hành kèm theo Quyết định 308/QĐ-BNV năm 2023, Bộ Nội vụ xác định sẽ tổ chức 03 đợt thi thử kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
Cụ thể:
- Địa điểm: 03 miền Bắc, Trung, Nam
- Đối tượng tham gia: Các tình nguyện viên ở 03 miền
- Thời gian: Trong quý 04/2023
- Mục đích: Thử nghiệm đánh giá chất lượng phần mềm và ngân hàng câu hỏi kiểm định
Tổ chức 03 đợt thi thử kiểm định chất lượng đầu vào công chức trong quý 04/2023 có đúng không? (Hình từ Internet)
Điều kiện đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức là gì?
Căn cứ Nghị định 06/2023/NĐ-CP Quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
Tại Điều 3 Nghị định 06/2023/NĐ-CP có quy định về điều kiện đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức như sau:
Điều kiện đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức
1. Điều kiện đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức.
2. Những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức không được đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
Theo đó, dẫn chiếu đến quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức 2008, điều kiện đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức bao gồm:
- Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
- Đủ 18 tuổi trở lên;
- Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
- Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
- Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;
- Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức được tổ chức chính thức vào thời gian nào?
Tại Điều 4 Nghị định 06/2023/NĐ-CP có quy định về tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức như sau:
Tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức
1. Bộ Nội vụ là cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
2. Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức được tổ chức định kỳ 02 lần vào tháng 7 và tháng 11 hàng năm.
3. Trước ngày 31 tháng 01 hằng năm, Bộ Nội vụ công bố kế hoạch tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ và trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
4. Trường hợp các cơ quan tuyển dụng công chức có nhu cầu kiểm định chất lượng đầu vào công chức thì xây dựng kế hoạch, thông báo theo quy định tại Điều 7 Nghị định này và tiếp nhận Phiếu đăng ký dự kiểm định tại Cổng thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức, đơn vị mình quản lý; lập danh sách thí sinh gửi Bộ Nội vụ để tổ chức kiểm định. Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày nhận được danh sách, Bộ Nội vụ tiến hành tổ chức kiểm định.
Như vậy, theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 06/2023/NĐ-CP nêu trên thì việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức được tổ chức định kỳ 02 lần vào tháng 7 và tháng 11 hàng năm.
Kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức có giá trị như thế nào?
Căn cứ quy định về việc sử dụng kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 06/2023/NĐ-CP, khoản 2 Điều 10 Nghị định 06/2023/NĐ-CP, khoản 3 Điều 10 Nghị định 06/2023/NĐ-CP như sau:
Sử dụng kết quả kiểm định
1. Kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức có giá trị sử dụng trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày có quyết định phê duyệt của Bộ Nội vụ. Trong thời hạn kết quả kiểm định còn giá trị, người đạt kết quả kiểm định được đăng ký thi tuyển công chức ở các cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này trong phạm vi toàn quốc.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng công chức căn cứ kết quả kiểm định công chức để quy định điều kiện đăng ký dự tuyển công chức và tổ chức thi vòng 2 đối với người đạt kết quả kiểm định theo quy định tại khoản 2 Điều 8 và điểm a, điểm c khoản 3 Điều 14 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức (sau đây gọi là Nghị định số 138/2020/NĐ-CP).
3. Kết quả kiểm định chất lượng đầu vào đối với người tham gia thi tuyển vào vị trí việc làm có yêu cầu trình độ đại học trở lên được phép sử dụng thay thế kết quả kiểm định chất lượng đầu vào đối với người tham gia thi tuyển vào vị trí việc làm có yêu cầu trình độ thấp hơn khi đăng ký dự tuyển công chức phù hợp với yêu cầu tuyển dụng.
Theo đó, có thể thấy kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức được sửa dụng vào những mục đích nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?
- Bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy? Tham khảo mẫu bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy?
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?