Tình hình dịch Covid-19 gia tăng, Bộ y tế yêu cầu các bệnh viện tăng cường thu dung, điều trị?
Tình hình dịch Covid-19 trong đầu tháng 4/2023 ra sao?
Ngày 17/4/2023, Bộ Y tế ban hành Công văn 2213/BYT-KCB năm 2023 về việc tăng cường công tác thu dung, điều trị ca bệnh Covid-19.
Theo đó tại Công văn 2213/BYT-KCB năm 2023 có đề cập đến tình hình dịch Covid-19 trong đầu tháng 4/2023 như sau:
- Trong 7 ngày từ 05/4/2023 đến 11/4/2023 cả nước đã ghi nhận 639 ca mắc mới, trung bình 90 ca mắc mới mỗi ngày, qua phân tích 639 ca mắc mới đã ghi nhận 193 ca (chiếm 30,2%) nhóm từ 50 tuổi trở lên, số ca nhập viện có xu hướng gia tăng và đã có 10 ca nặng.
- Riêng 3 ngày qua (14, 15, 16/4/2023) đã ghi nhận 2272 ca mắc mới, trung bình mỗi ngày có 757 ca mắc.
Tình hình dịch Covid-19 gia tăng, Bộ y tế yêu cầu các bệnh viện tăng cường thu dung, điều trị? (Hình từ Internet)
Tình hình dịch Covid-19 gia tăng, các bệnh viện tăng cường thu dung, điều trị?
Tại Công văn 2213/BYT-KCB năm 2023 Bộ Y tế đã có những yêu cầu để chủ động ứng phó với tình hình dịch bệnh bảo đảm thực hiện tốt việc thu dung, cấp cứu, chăm sóc, điều trị hiệu quả cho người bệnh COVID-19, Bộ Y tế yêu cầu:
- Rà soát và cập nhật kế hoạch thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 của tỉnh, của đơn vị theo nguyên tắc 4 tại chỗ
- Phân công số giường bệnh điều trị bệnh nhân COVID-19 cụ thể tới từng đơn vị; bố trí nhân lực để theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh COVID-19 khi có chỉ định nhập viện.
- Dự trù thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế phù hợp với các phương án thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 khi dịch bệnh có thể xảy ra diễn biến phức tạp.
- Chủ động nâng cao năng lực điều trị đặc biệt chú trọng nâng cao năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
+ Phối hợp với bộ phận điều phối ô xy y tế của tỉnh, thành phố để bảo đảm cung ứng ô xy y tế cho nhu cầu điều trị người bệnh COVID-19 tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
+ Triển khai tập huấn nhắc lại hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 cho nhân viên y tế.
+ Tăng cường hội chẩn tại bệnh viện, hội chẩn với tuyến trên để xin ý kiến về chuyên môn, hạn chế tối đa việc chuyển người bệnh lên tuyến trên.
+ Đối với các ca bệnh vượt quá khả năng chuyên môn, khi chuyển viện phải hội chẩn, liên hệ với bệnh viện tuyến trên trước khi chuyển và bảo đảm an toàn đối với người bệnh chuyển viện.
- Tại các cơ sở điều trị tăng cường các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh trong bệnh viện, đặc biệt tăng cường bảo vệ người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao (như phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi,...), khu hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo, phẫu thuật....
Đồng thời tăng cường công tác vệ sinh ngoại cảnh, vệ sinh bệnh phòng, bố trí sắp xếp khoa phòng thuận tiện, phù hợp tình hình dịch và bảo đảm môi trường xanh, sạch đẹp.
- Đối với các ca bệnh nặng, ca bệnh nghi ngờ COVID-19 nằm tại các Bệnh viện, khi kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh âm tính nhưng vẫn nghi ngờ COVID-19 khuyến cáo thực hiện xét nghiệm PCR để chẩn đoán mắc COVID-19 tránh bỏ sót ca bệnh để dịch bệnh lan rộng.
- Các Bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến cuối điều trị COVID-19 cần theo dõi, đánh giá lâm sàng các ca bệnh COVID-19 nặng nhập viện hiện nay và gửi xét nghiệm giải trình tự gen để đánh giá mức độ nặng, nguy kịch báo cáo Bộ Y tế để xem xét điều chỉnh các hướng dẫn chuyên môn.
Chỉ định thuốc điều trị Covid-19 như thế nào?
Căn cứ theo bảng 2 tiểu mục 6.2 Mục 6 kèm theo Quyết định 437/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn chỉ định dùng thuốc Remdesivir và Molnupiravir như sau:
Hoạt chất | Chỉ định | Chống chỉ định | Liều dùng |
Remdesivir | - Người bệnh nội trú, mức độ nhẹ và có ít nhất một yếu tố nguy cơ tiến triển nặng; mức độ trung bình và nặng, khởi phát bệnh chưa quá 10 ngày có suy hô hấp phải thở oxy, thở HFNC, thở máy không xâm nhập - Nên phối hợp với corticoid (ưu tiên dexamethason). - Với các trường hợp đã được điều trị bằng remdesivir trước khi thở máy xâm nhập hoặc ECMO thì có thể tiếp tục dùng remdesivir cho đủ liệu trình. | - Tiền sử quá mẫn với bất kỳ thành phần nào trong công thức thuốc. - Người bệnh có men gan ALT tăng trên 5 lần giới hạn trên của khoảng giá trị bình thường. | Người ≥ 12 tuổi và cân nặng > 40kg: Ngày đầu 200mg, những ngày sau 100mg/ngày, truyền tĩnh mạch 1 lần trong 30 - 120 phút. + Thời gian điều trị: 5 ngày, nếu không cải thiện về lâm sàng có thể điều trị thêm 5 ngày tiếp. |
Molnupiravir | - Bệnh nhân COVID-19 người lớn từ 18 tuổi trở lên mức độ nhẹ đến trung bình và có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng. - Thuốc sử dụng trong vòng 5 ngày kể từ khi khởi phát các triệu chứng hoặc có kết quả xét nghiệm dương tính. Bệnh nhân cần nhập viện đã được khởi trị molnupiravir trước đó có thể tiếp tục sử dụng thuốc để hoàn thành phác đồ điều trị 5 ngày tùy theo quyết định của BS điều trị. | Quá mẫn với monulpiravir hay bất kỳ thành phần nào của thuốc | 800 mg/lần, uống x 2 lần/ngày. - Thời gian điều trị: 5 ngày. |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định đánh giá xếp loại lại tổ chức đảng, đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25? Tải mẫu về?
- Mẫu Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt? Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt là gì?
- Mẫu báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật Đảng viên mới nhất năm 2024? Thời hiệu kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên thế nào?
- Lời dẫn chương trình hội nghị tổng kết cuối năm 2024 của chi bộ? Lời dẫn chương trình tổng kết chi bộ cuối năm 2024 ra sao?
- Mẫu nhận xét đảng viên dự bị của người giúp đỡ mới nhất? Hướng dẫn cách viết nhận xét đảng viên dự bị của người giúp đỡ?