Tỉnh Bình Phước quy định về diện tích tối thiểu để tách thửa đất đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh như thế nào?
Điều kiện chung để được tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Căn cứ theo Điều 4 Quyết định 27/2020/QĐ-UBND quy định về hạn mức đất ở và điều kiện tách thửa đất đối với các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước quy định về điều kiện chung để được tách thửa đất cụ thể như sau:
(1) Thửa đất cần tách thửa đã được cấp một trong những giấy tờ sau: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận).
(2) Thửa đất không có tranh chấp, quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án.
(3) Thửa đất không thuộc khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa, thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định, phê duyệt theo quy định pháp luật.
(4) Thửa đất chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa có thông báo thu hồi đất.
(5) Trường hợp người sử dụng đất xin tách thửa đất thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu đồng thời với việc xin được hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa và cấp Giấy chứng nhận cho thửa đất mới.
(6) Đối với các dự án thu hồi đất để làm đường giao thông do Nhà nước làm chủ đầu tư, thửa đất sau khi có quyết định thu hồi đất để làm đường và đã chỉnh lý trên Giấy chứng nhận thì được phép tách thửa đất.
Tách thửa đất tỉnh Bình Phước
Điều kiện để được tách thửa đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Tại Điều 5 Quyết định 27/2020/QĐ-UBND quy định về hạn mức đất ở và điều kiện tách thửa đất đối với các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước quy định về điều kiện cụ thể để được tách thửa đất nông nghiệp cụ thể là:
(1) Diện tích tối thiểu bao gồm phần diện tích đất hạn chế quyền sử dụng của thửa đất được hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại được quy định như sau:
- Đất nông nghiệp tại các phường, thị trấn là 500 m2;
- Đất nông nghiệp tại xã là 1.000 m2.
(2) Đối với thửa đất nông nghiệp thuộc quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp: Việc tách thửa đất phải đảm bảo diện tích tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều này và kích thước tối thiểu chiều rộng của thửa đất nông nghiệp phải bằng hoặc lớn hơn kích thước tối thiểu chiều rộng của thửa đất ở được quy định tại khoản 2 Điều 6 Quy định này.
(3) Đối với thửa đất nông nghiệp thuộc quy hoạch sử dụng đất ở, đất phi nông nghiệp không phải đất ở, việc tách thửa đất được thực hiện như sau:
- Phải đảm bảo diện tích tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều này và kích thước tối thiểu chiều rộng, chiều sâu của thửa đất nông nghiệp phải bằng hoặc lớn hơn kích thước tối thiểu chiều rộng, chiều sâu của thửa đất ở được quy định tại khoản 2 Điều 6 Quy định này;
- Thửa đất hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại khi tách thửa đất phải đảm bảo tiếp giáp với đường giao thông hiện hữu đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
Điều kiện để được tách thửa đất ở trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Theo Điều 6 Quyết định 27/2020/QĐ-UBND quy định về hạn mức đất ở và điều kiện tách thửa đất đối với các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước quy định về điều kiện để được tách thửa đất ở là:
(1) Thửa đất hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại khi tách thửa đất phải tiếp giáp với đường giao thông hiện hữu đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận và không thuộc quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1:500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Trừ trường hợp thửa đất hình thành từ các khu tái định cư, nếu phù hợp điều kiện tách thửa đất theo Quy định này thì được phép tách thửa.
(2) Diện tích tối thiểu và kích thước thửa đất ở sau khi tách thửa quy định như sau:
- Tại phường, thị trấn với tuyến đường có lộ giới lớn hơn hoặc bằng 19 m: Diện tích tối thiểu không bao gồm phần diện tích đất hạn chế quyền sử dụng của thửa đất được hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại là 45 m2 và phải đảm bảo kích thước tối thiểu của chiều rộng, chiều sâu thửa đất tính từ chỉ giới xây dựng là 5 m;
- Tại các phường, thị trấn với tuyến đường có lộ giới nhỏ hơn 19 m: Diện tích tối thiểu không bao gồm phần diện tích đất hạn chế quyền sử dụng của thửa đất được hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại là 36 m2 và phải đảm bảo kích thước tối thiểu của chiều rộng, chiều sâu thửa đất tính từ chỉ giới xây dựng là 4 m;
- Tại các xã thuộc thị xã, thành phố: Diện tích tối thiểu không bao gồm phần diện tích đất hạn chế quyền sử dụng của thửa đất được hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại là 50 m2 và phải đảm bảo kích thước tối thiểu của chiều rộng, chiều sâu thửa đất tính từ chỉ giới xây dựng là 5 m;
- Tại các xã thuộc huyện: Diện tích tối thiểu không bao gồm phần diện tích đất hạn chế quyền sử dụng của thửa đất được hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại là 100 m2 và phải đảm bảo kích thước tối thiểu của chiều rộng, chiều sâu thửa đất tính từ chỉ giới xây dựng là 5 m;
- Trường hợp tuyến đường giao thông chưa quy định chỉ giới xây dựng thì chiều sâu thửa đất tính từ hành lang bảo vệ đường bộ.
Điều kiện để được tách thửa đất phi nông nghiệp không phải đất ở trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Theo Điều 7 Quyết định 270/2020/QĐ-UBND quy định về hạn mức đất ở và điều kiện tách thửa đất đối với các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước quy định về điều kiện để được tách thửa đất phi nông nghiệp không phải đất ở cụ thể như sau:
Diện tích tối thiểu thửa đất sau tách thửa thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Quy định này và phải tiếp giáp với đường giao thông hiện hữu đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, trừ trường hợp nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thì thực hiện theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy, đối với câu hỏi của bạn thì đối với đất nông nghiệp, diện tích tối thiểu tại các phường, thị trấn là 500 m2; tại xã là 1.000 m2.
Đối với đất ở thì diện tích tối thiểu tại phường, thị trấn với tuyến đường có lộ giới lớn hơn hoặc bằng 19 m: Diện tích tối thiểu không bao gồm phần diện tích đất hạn chế quyền sử dụng của thửa đất được hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại là 45 m2 và phải đảm bảo kích thước tối thiểu của chiều rộng, chiều sâu thửa đất tính từ chỉ giới xây dựng là 5 m; tại các phường, thị trấn với tuyến đường có lộ giới nhỏ hơn 19 m: Diện tích tối thiểu không bao gồm phần diện tích đất hạn chế quyền sử dụng của thửa đất được hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại là 36 m2 và phải đảm bảo kích thước tối thiểu của chiều rộng, chiều sâu thửa đất tính từ chỉ giới xây dựng là 4 m; tại các xã thuộc thị xã, thành phố: Diện tích tối thiểu không bao gồm phần diện tích đất hạn chế quyền sử dụng của thửa đất được hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại là 50 m2 và phải đảm bảo kích thước tối thiểu của chiều rộng, chiều sâu thửa đất tính từ chỉ giới xây dựng là 5 m và tại các xã thuộc huyện: Diện tích tối thiểu không bao gồm phần diện tích đất hạn chế quyền sử dụng của thửa đất được hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại là 100 m2 và phải đảm bảo kích thước tối thiểu của chiều rộng, chiều sâu thửa đất tính từ chỉ giới xây dựng là 5 m.
Đối với đất phi nông nghiệp không phải là đất ở thì diện tích tối thiểu cũng giống với đất ở trừ trường hợp nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thì thực hiện theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trên đây là một số thông tin về tách thửa tại địa bàn tỉnh Bình Phước mà chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?