Tín chỉ các bon và thị trường các bon là gì? Khi nào chính thức vận hành sàn giao dịch tín chỉ các bon?
Tín chỉ các bon và thị trường các bon là gì?
Căn cứ khoản 35 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì tín chỉ các-bon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một tấn khí carbon dioxide (CO2) hoặc một tấn khí carbon dioxide (CO2) tương đương.
Còn đối với khái niệm thị trường các bon, thì do hiện nay quốc gia phải thực hiện việc cắt giảm khí nhà kính để đạt được thỏa thuận chung tại Công ước khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu và các thỏa thuận quốc tế khác về khí nhà kính.
Từ đó, xuất hiện nhu cầu mua bán phát thải, tức là các quốc gia có dư thừa quyền phát thải được bán cho hoặc mua từ các quốc gia phát thải nhiều hơn hoặc ít hơn mục tiêu đã cam kết.
Mà do CO2 là loại khí được qui đổi tương đương của mọi khí nhà kính nên mọi người thường gọi đơn giản là mua bán, trao đổi các bon. Dẫn đến hình thành thị trường các bon.
Tại Việt Nam thì thị trường các-bon trong nước gồm các hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các bon thu được từ cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. (Căn cứ khoản 1 Điều 139 Luật Bảo vệ môi trường 2020)
Tín chỉ các bon và thị trường các bon là gì? Khi nào chính thức vận hành sàn giao dịch tín chỉ các bon? (Hình từ Internet)
Khi nào chính thức vận hành sàn giao dịch tín chỉ các bon?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 06/2022/NĐ-CP thì việc phát triển, thời điểm triển khai thị trường các bon trong nước được vạch ra như sau:
Lộ trình phát triển, thời điểm triển khai thị trường các-bon trong nước
1. Giai đoạn đến hết năm 2027
a) Xây dựng quy định quản lý tín chỉ các-bon, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon; xây dựng quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ các-bon;
b) Triển khai thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các bon trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng dẫn thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
c) Thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ các-bon kể từ năm 2025;
d) Triển khai các hoạt động tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức về phát triển thị trường các-bon.
2. Giai đoạn từ năm 2028
a) Tổ chức vận hành sàn giao dịch tín chỉ các-bon chính thức trong năm 2028;
b) Quy định các hoạt động kết nối, trao đổi tín chỉ các-bon trong nước với thị trường các-bon khu vực và thế giới.
Theo đó, lộ trình thực hiện được chia thành 02 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn từ nay đến hết năm 2027:
+ Tập trung xây dựng quy định quản lý tín chỉ các bon, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các bon; xây dựng quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ các bon;
+ Triển khai thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các bon trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng dẫn thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các bon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
+ Đồng thời thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ các bon kể từ năm 2025;
+ Triển khai các hoạt động tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức về phát triển thị trường các bon.
- Giai đoạn từ năm 2028: Tổ chức vận hành sàn giao dịch tín chỉ các bon chính thức trong năm 2028; Quy định các hoạt động kết nối, trao đổi tín chỉ các bon trong nước với thị trường các bon khu vực và thế giới.
Như vậy, hiện nay nước ta đang trong quá trình hoàn thiện các chế định về thị trường các-bon. Và đến năm 2028 sàn giao dịch tín chỉ các bon sẽ chính thức được vận hành.
Ai có trách nhiệm phát triển thị trường các bon trong nước?
Căn cứ Điều 21 Nghị định 06/2022/NĐ-CP thì các chủ thể có trách nhiệm phát triển thị trường các bon trong nước là:
- Bộ Tài chính chủ trì xây dựng, thành lập sàn giao dịch tín chỉ các-bon và ban hành cơ chế quản lý tài chính cho hoạt động của thị trường các-bon.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ liên quan tổ chức vận hành thí điểm và vận hành chính thức sàn giao dịch tín chỉ các-bon phục vụ quản lý và theo dõi, giám sát thị trường các-bon; quy định các hoạt động kết nối sàn giao dịch tín chỉ các-bon trong nước với thị trường các-bon khu vực và thế giới; quy định thực hiện các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon;
Xây dựng tài liệu tuyên truyền, thực hiện các hoạt động tăng cường năng lực cho các đối tượng tham gia thị trường các-bon.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính thực hiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 17 Nghị định 06/2022/NĐ-CP và các hoạt động thúc đẩy việc phát triển thị trường các-bon; tổ chức phổ biến, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức của cộng đồng về thị trường các bon.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?