Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Cờ thi đua của Chính phủ đối với đơn vị Tòa án nhân dân hàng năm từ 11/6/2024 như thế nào?
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Cờ thi đua của Chính phủ đối với đơn vị Tòa án nhân dân hàng năm từ 11/6/2024 như thế nào?
Căn cứ tại Điều 19 Thông tư 01/2024/TT-TANDTC quy định danh hiệu Cờ thi đua của Chính phủ như sau:
Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ”
1. Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” được xét tặng hàng năm cho những đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 2 Thông tư này (trừ Tòa án quân sự các cấp).
2. Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” được xét tặng hàng năm cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Là tập thể tiêu biểu xuất sắc, dẫn đầu phong trào thi đua của cụm thi đua trong Tòa án nhân dân, được lựa chọn trong số những tập thể đạt danh hiệu “Cờ thi đua Tòa án nhân dân”;
b) Nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; đi đầu trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội khác;
c) Được ít nhất 2/3 số đơn vị trong cụm thi đua tín nhiệm, bỏ phiếu suy tôn là đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của Tòa án nhân dân.
3. Số lượng “Cờ thi đua của Chính phủ” được phân bổ tối đa theo Quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
4. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được lựa chọn, giới thiệu không quá 01 đơn vị Tòa án nhân dân cấp huyện đủ điều kiện để cụm thi đua Tòa án nhân dân bình xét, đề nghị tặng thưởng “Cờ thi đua của Chính phủ”
Theo đó, Theo đó, các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Học viện Tòa án; các Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự các cấp; Các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tương đương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh); Các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) được xét tặng danh hiệu Cờ thi đua của Chính phủ hàng năm nếu đạt các tiêu chuẩn sau:
- Là tập thể tiêu biểu xuất sắc, dẫn đầu phong trào thi đua của cụm thi đua trong Tòa án nhân dân, được lựa chọn trong số những tập thể đạt danh hiệu “Cờ thi đua Tòa án nhân dân”;
- Nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; đi đầu trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội khác;
- Được ít nhất 2/3 số đơn vị trong cụm thi đua tín nhiệm, bỏ phiếu suy tôn là đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của Tòa án nhân dân.
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Cờ thi đua của Chính phủ đối với đơn vị Tòa án nhân dân hàng năm từ 11/6/2024 như thế nào? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Cờ thi đua Tòa án nhân dân hàng năm từ 11/6/2024 như thế nào?
Căn cứ tại Điều 18 Thông tư 01/2024/TT-TANDTC quy định các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Học viện Tòa án; các Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự các cấp; Các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tương đương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh); Các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) được xét tặng danh hiệu Cờ thi đua Tòa án nhân dân hàng năm nếu đạt các tiêu chuẩn sau:
- Là tập thể dẫn đầu phong trào thi đua của cụm thi đua trong Tòa án nhân dân, được lựa chọn trong số những tập thể đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”;
- Hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm;
- Nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội khác;
- Được ít nhất 2/3 số đơn vị trong Tòa án nhân dân hai cấp của tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương), cụm thi đua (đối với các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Học viện Tòa án, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự các cấp) bình xét, bỏ phiếu tín nhiệm đề nghị là đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua; ưu tiên đơn vị có nhân tố mới, mô hình mới để những tập thể khác trong Tòa án nhân dân học tập.
Có những hình thức tổ chức thi đua nào trong Tòa án?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 01/2024/TT-TANDTC quy định hình thức tổ chức thi đua như sau:
Hình thức tổ chức thi đua
1. Thi đua thường xuyên là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cá nhân, tập thể để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của cơ quan, đơn vị.
Đối tượng thi đua thường xuyên là những cá nhân trong một tập thể; những tập thể trong cùng một cơ quan, đơn vị; những cơ quan, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc giống nhau hoặc gần giống nhau.
Tổ chức thi đua thường xuyên phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể và được triển khai thực hiện tại cơ quan, đơn vị hoặc theo cụm thi đua để xây dựng kế hoạch, phát động, ký kết giao ước và tổ chức thực hiện phong trào thi đua. Kết thúc năm công tác, thủ trưởng cơ quan, đơn vị, Trưởng cụm thi đua tiến hành tổng kết phong trào thi đua, xét tặng hoặc đề nghị xét tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
2. Thi đua theo chuyên đề là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm được xác định trong khoảng thời gian nhất định hoặc tổ chức thi đua để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đột xuất, cấp bách của cơ quan, đơn vị.
Cơ quan, đơn vị chỉ phát động thi đua theo chuyên đề khi đã xác định rõ mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu, nội dung, giải pháp và thời gian thực hiện. Khi tổ chức phong trào thi đua theo chuyên để trong phạm vi cơ quan, đơn vị thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị hướng dẫn xét khen thưởng theo thẩm quyền. Đối với phong trào thi đua theo chuyên đề trong phạm vi Tòa án nhân dân có thời gian từ 03 năm trở lên, Tòa án nhân dân tối cao gửi kế hoạch tổ chức phát động phong trào thi đua về Bộ Nội vụ (qua Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương) để tổng hợp và hướng dẫn xét khen thưởng
Như vậy, có 2 hình thức tổ chức thi đua trong Tòa án là: Thi đua thường xuyên và thi đua theo chuyên đề.
Thông tư 01/2024/TT-TANDTC có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 6 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?
- Thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên nhà nước gồm những ai? Trưởng Đoàn kiểm toán được cho phép thành viên nghỉ làm việc mấy ngày?
- Quyết định thi hành án treo cần phải ghi rõ những nội dung nào? Cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm gì?