Tiêu chuẩn TCVN 3254:1989 hệ thống phòng cháy chống cháy phải đáp ứng những yêu cầu như thế nào?

Tiêu chuẩn TCVN 3254:1989 quy định những yêu cầu đối với hệ thống phòng cháy chống cháy như thế nào? - Câu hỏi của anh T.A (Bình Dương)

TCVN 3254:1989 quy định yêu cầu đối với hệ thống phòng cháy chống cháy như thế nào?

Căn cứ tại Tiêu chuẩn TCVN 3254:1989 về an toàn cháy quy định những yêu cầu đối với hệ thống phòng cháy chống cháy như sau:

(1) Đối với hệ thống phòng cháy:

Để phòng ngừa cháy phải thực hiện các biện pháp sau:

- Ngăn ngừa sự hình thành môi trường dễ cháy.

- Ngăn ngừa sự hình thành các nguồn gây cháy trong môi trường dễ cháy.

- Duy trì nhiệt độ của môi trường nguy hiểm cháy thấp hơn nhiệt độ giới hạn cho phép có thể cháy được.

- Duy trì áp suất của môi trường nguy hiểm cháy thấp hơn áp suất giới hạn cho phép có thể cháy được.

- Giảm quy mô hình thành môi trường dễ cháy thấp hơn quy mô tối đa cho phép theo tính chất này.

Để ngăn ngừa sự hình thành môi trường nguy hiểm cháy phải tuân theo các quy định về:

- Nồng độ cho phép của các chất dễ cháy ở thể hơi, khí hoặc các chất ở thể bụi bay lơ lửng.

- Nồng độ cần thiết của chất kìm hãm cháy trong các chất dễ cháy ở thể hơi, khí hoặc lỏng.

- Nồng độ cho phép ôxy (O2) hoặc các chất ôxy hóa khác trong chất khí và hỗn hợp chất dễ cháy. Những chỉ số dễ cháy của vật chất được giới thiệu trong phụ lục 2 của tiêu chuẩn này.

Để ngăn ngừa sự hình thành nguồn gây cháy trong môi trường dễ cháy phải:

- Có quy định về thiết kế chế tạo, sử dụng vận hành, bảo quản máy móc, thiết bị, vật liệu và các sản phẩm có thể là nguồn gây cháy trong môi trường dễ cháy.

- Sử dụng các thiết bị điện phù hợp với cấp nguy hiểm về cháy nổ của gian, phòng, những thiết bị đặt bên ngoài và phù hợp với nhóm, loại hỗn hợp nguy hiểm cháy nổ.

- Sử dụng quá trình công nghệ và thiết bị thỏa mãn các yêu cầu an toàn về tia lửa tĩnh điện. Có biện pháp chống sét, nối đất cho nhà, công trình và thiết bị.

- Quy định nhiệt độ lớn nhất cho phép của bề mặt thiết bị, sản phẩm và vật liệu khi tiếp xúc với môi trường dễ cháy.

- Quy định năng lượng lớn nhất cho phép của tia lửa điện trong môi trường dễ cháy. Quy định nhiệt độ lớn nhất cho phép khi đốt nóng các chất, vật liệu và kết cấu dễ cháy.

- Sử dụng dụng cụ không phát ra tia lửa điện khi làm việc với các chất dễ cháy.

- Loại trừ sự tiếp xúc với các chất dẫn lửa và các vật bị nung nóng vượt quá nhiệt độ quy định trong điều 2.3 với không khí.

- Loại trừ những khả năng có thể dẫn đến tự cháy do nhiệt, phản ứng hóa học hoặc các sinh vật từ các chất vật liệu, sản phẩm và kết cấu công trình.

- Cấm dùng ngọn lửa trần trong môi trường dễ cháy.

(2) Đối với hệ thống chống cháy:

Để chống cháy phải thực hiện các biện pháp sau:

- Sử dụng tới mức cao nhất các chất và vật liệu không cháy và khó cháy thay cho các chất và vật liệu dễ cháy.

- Hạn chế số lượng chất dễ cháy và xếp đặt hợp lí các chất đó. Cách li môi trường dễ cháy.

- Ngăn ngừa sự lan truyền của đám cháy.

- Sử dụng những kết cấu công trình có giới hạn chịu lửa phù hợp với cấp nguy hiểm về cháy, nổ của công trình.

- Có lối thoát nạn.

- Sử dụng các phương tiện bảo vệ tập thể và cá nhân. Sử dụng các phương tiện chữa cháy

- Sử dụng hệ thống thoát khói

- Sử dụng thiết bị báo cháy tự động và các phương tiện báo cháy khác.

- Tổ chức lực lượng báo cháy cơ sở.

Để hạn chế số lượng các chất dễ cháy phải tuân theo các quy định sau đây:

- Xác định số lượng (khối lượng, thể tích) các chất và các vật liệu dễ cháy được phép chứa trong gian, phòng, kho cùng một lúc.

- Có hệ thống xả chất lỏng và chất khí dễ cháy ra khỏi thiết bị khi có sự cố. Thường xuyên làm vệ sinh các gian, phòng, đường ống và thiết bị ...

- Quy định nơi làm việc có sử dụng chất nguy hiểm cháy.

- Có hệ thống hút thu dọn các chất thải trong sản xuất

- Có khoảng cách chống cháy và vùng bảo vệ.

Môi trường dễ cháy phải được cách li bằng các biện pháp sau:

- Cơ giới hóa và tự động hóa tới mức cao nhất các quá trình công nghệ liên quan đến việc sử dụng và vận chuyển các chất nguy hiểm cháy ;

- Bố trí thiết bị nguy hiểm cháy trong phòng cách li hoặc ở ngoài trời ; Sử dụng các thiết bị kiểu kín (hoặc được bao kín) ;

- Phải có bao bì đối với các chất nguy hiểm cháy ;

- Có cơ cấu bảo vệ chống sự cố cho thiết bị sản xuất có sử dụng các chất nguy hiểm cháy

- Sử dụng các tường, khoang, buồng, phòng cách li ...

Để ngăn ngừa đám cháy lan rộng phải thực hiện các biện pháp sau:

- Sử dụng các bộ phận ngăn cháy (tường, vùng, màn chắn, vành đai bảo vệ ...) ;

- Sử dụng các cơ cấu đóng ngắt trên các thiết bị và đường ống khi có sự cố;

- Sử dụng các phương tiện ngăn ngừa sự tràn và cháy loang của các chất lỏng khi cháy ;

- Quy định diện tích giới hạn cho phép của các ngăn và ô chống cháy ;

- Sử dụng các mang an toàn trong các thiết bị và đường ống.

Những phương tiện được sử dụng để chữa cháy phải hạn chế được tới mức tối đa quy mô đám cháy, đồng thời phải có các quy định sau:

- Loại phương tiện được phép dùng và không được phép dùng để chữa cháy ;

- Loại, số lượng, cách bố trí và bảo quản các phương tiện chữa cháy tại chỗ (bình chữa cháy, vải amiăng, vải thô, thùng cát, thùng nước ...).

- Chế độ bảo quản các chất chữa cháy đặc biệt.

- Nguồn nước và phương tiện cung cấp nước chữa cháy.

- Số lượng dự trữ ít nhất cho phép chất chữa cháy (bột, khí chất hỗn hợp ...).

- Tốc độ gia tăng cần thiết của các phương tiện kĩ thuật chữa cháy.

- Chủng loại, số lượng công suất và tính tác động nhanh của hệ thiết bị chữa cháy.

- Nơi đặt và bảo quản thiết bị chữa cháy.

- Chế độ phục vụ và kiểm tra các thiết bị và phương tiện chữa cháy.

- Kết cấu công trình phải có giới hạn chịu lửa thích hợp đảm bảo duy trì được khả năng chịu lực và che đỡ liên tục trong khoảng thời gian đủ cho mọi người thoát ra ngoài hoặc đến nơi ẩn nấp. Giới hạn chịu lửa đó phải được xác định ở điều kiện không tính đến tác động của các phương tiện chữa cháy lên đám cháy khi đang phát triển.

- Để hạn chế sự phát triển của đám cháy, giới hạn chịu lửa của kết cấu công trình còn phải được xác định căn cứ vào tính nguy hiểm cháy của quá trình sản xuất.

Mỗi công trình phải có phương án kĩ thuật và bố trí hợp lí đảm bảo cho người thoát khỏi khu vực nguy hiểm có một cách nhanh chóng trước khi các yếu tố nguy hiểm và có hại do chất đạt tới giới hạn cho phép.

Để đảm bảo thoát nước cần phải:

- Quy định kích thước, số lượng lối đi của cửa thoát nạn.

- Lối thoát nạn phải bảo đảm đi lại thuận tiện cho mọi người.

Những phương tiện bảo vệ tập thể và cá nhân phải bảo đảm an toàn cho người trong suốt thời gian có tác động của các yếu tố nguy hiểm do cháy tạo nên. Phương tiện bảo vệ tập thể và cá nhân phải có trong trường hợp việc thoát ra ngoài gặp khó khăn hoặc không cần thiết.

Những thành viên trong đội phòng cháy và chữa cháy nghĩa vụ phải được trang bị các phương tiện bảo vệ cháy cá nhân.

Phương tiện bảo vệ tập thể có thể là những chỗ ẩn nấp, gian, phòng bảo vệ hoặc các kết cấu công trình.

Hệ thống thoát khói phải bảo đảm không để có khói ở lối thoát nạn trong khoảng thời gian đủ cho mọi người thoát hết ra ngoài.

Mỗi cơ sở phải có các thiết bị thông tin hoặc tín hiệu báo cháy tin cậy để thông báo kịp thời khi đám cháy vừa xảy ra.

Để đảm bảo khả năng dập tắt đám cháy và an toàn cho người tham gia chữa cháy, các công trình phải có các phương tiện kĩ thuật cần thiết (buồng, thang an toàn, cầu thang chữa cháy bên ngoài, cửa sự cố ...).

Các phương tiện đó phải thường xuyên duy trì được khả năng làm việc.

Tiêu chuẩn TCVN 3254:1989 quy định những yêu cầu đối với hệ thống phòng cháy chống cháy như thế nào?

Tiêu chuẩn TCVN 3254:1989 quy định những yêu cầu đối với hệ thống phòng cháy chống cháy như thế nào?

Biện pháp tổ chức để bảo đảm an toàn cháy đúng tiêu chuẩn là gì?

Căn cứ tại Tiêu chuẩn TCVN 3254:1989 về an toàn cháy quy định biện pháp tổ chức để bảo đảm an toàn cháy như sau:

- Thủ trưởng hoặc giám đốc của đơn vị, cơ sở có trách nhiệm xây dựng các biện pháp tổ chức và kĩ thuật đảm bảo an toàn cháy cho đơn vị, cơ sở mình.

- Mỗi cơ sở phải thiết lập các phương án chữa cháy cụ thể để khi xảy ra cháy, kịp thời dập tắt được đám cháy và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và của.

- Tổ chức các đội phòng cháy và chữa cháy.

Quy chế hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy phải căn cứ vào từng điều kiện cụ thể của đơn vị có sự hướng dẫn của cơ quan phòng cháy chữa cháy Nhà nước.

- Tổ chức huấn luyện cho cán bộ, công nhân, nhân viên phục vụ các quy định và kĩ thuật an toàn phòng cháy chữa cháy.

- Phổ biến các tiêu chuẩn, quy phạm kĩ thuật an toàn cháy và các chỉ dẫn cần thiết khi làm việc với các chất và vật liệu nguy hiểm cháy.

- Sử dụng các phương tiện thông tin tuyên truyền để phổ cập công tác phòng cháy và chống cháy.

- Phải định kì tổ chức việc kiểm tra việc thực hiện các quy định về phòng cháy và chữa cháy.

Yêu cầu cụ thể khi xây dựng các tiêu chuẩn về an toàn cháy là gì?

Căn cứ tại Tiêu chuẩn TCVN 3254:1989 về an toàn cháy quy định yêu cầu cụ thể khi xây dựng các tiêu chuẩn về an toàn cháy như sau:

- Các quy định và yêu cầu về an toàn cháy trong các tiêu chuẩn cụ thể phải được nghiên cứu và biên soạn phù hợp với tiêu chuẩn và các tài liệu khác có liên quan.

- Các quy định và yêu cầu về an toàn cháy của tiêu chuẩn ngành, cơ sở, địa phương và các công trình riêng biệt phải có:

Các biện pháp cụ thể về phòng cháy và chữa cháy.

Chủng loại, số lượng các phương tiện chữa cháy và các yêu cầu khi vận hành đối với mỗi loại.

- Các tiêu chuẩn về phương tiện chữa cháy phải có:

Các chỉ tiêu chất lượng và số lượng các phương tiện chữa cháy

Các yêu cầu kĩ thuật về kết cấu của các phương tiện chữa cháy.

- Trong các tiêu chuẩn và yêu cầu kĩ thuật của các sản phẩm, các chất và nguyên liệu nguy hiểm cháy phải ghi rõ các chỉ số kĩ thuật nguy hiểm cháy.

Hệ thống phòng cháy chống cháy
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn TCVN 3254:1989 hệ thống phòng cháy chống cháy phải đáp ứng những yêu cầu như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hệ thống phòng cháy chống cháy
Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
2,178 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hệ thống phòng cháy chống cháy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hệ thống phòng cháy chống cháy

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào