Tiêu chuẩn sức khỏe về mắt của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng theo Thông tư 36/2024 thế nào?

Tiêu chuẩn sức khỏe về mắt của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng theo Thông tư 36/2024 thế nào?

Tiêu chuẩn sức khỏe về mắt của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng theo Thông tư 36/2024 thế nào?

Căn cứ tại Mục 3 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 36/2024/TT-BYT có quy định về tiêu chuẩn sức khỏe về mắt của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng.

Theo đó, người có một trong các tình trạng bệnh, tật sau đây thì không đủ điều kiện để lái xe theo các hạng xe tương ứng, cụ thể:

Tiêu chuẩn sức khỏe về mắt đối với người lái xe hạng A1, B1 và người điều khiển xe máy chuyên dùng:

- Thị lực nhìn xa bằng hai mắt: <4/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính);

- Nếu còn một mắt, thị lực <4/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính);

- Rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây;

Tiêu chuẩn sức khỏe về mắt đối với người lái xe hạng A và B:

- Thị lực nhìn xa bằng hai mắt: < 5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính);

- Nếu còn một mắt, thị lực <5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính);

- Rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây;

- Song thị kể cả có điều chỉnh bằng lăng kính.

Tiêu chuẩn sức khỏe về mắt đối với người lái xe hạng C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E và DE:

- Thị lực nhìn xa từng mắt: mắt tốt < 8/10 hoặc mắt kém <5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính);

- Tật khúc xạ có số kính: > + 5 diop hoặc > - 8 diop;

- Thị trường ngang hai mắt (chiều mũi - thái dương): < 160° mở rộng về bên phải < 70°, mở rộng về bên trái < 70°;

- Thị trường đứng (chiều trên-dưới) trên dưới đường ngang <30°;

- Bán manh, ám điểm góc;

- Rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây;

- Song thị;

- Các bệnh chói sáng;

- Giảm thị lực lúc chập tối (quáng gà).

Trên đây là tiêu chuẩn sức khỏe về mắt của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng.

*Thông tư 36/2024/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 01/1/2025.

Tiêu chuẩn sức khỏe về mắt của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng theo Thông tư 36/2024 thế nào? (Hình từ internet)

Tiêu chuẩn sức khỏe về mắt của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng theo Thông tư 36/2024 thế nào? (Hình từ internet)

Độ tuổi của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng thế nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 59 Luật Trật tự, an toàn giao thông 2024 có quy định về độ tuổi của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng được quy định như sau:

- Người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy;

- Người đủ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A, B1, B, C1, được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ;

- Người đủ 21 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng C, BE;

- Người đủ 24 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D1, D2, C1E, CE;

- Người đủ 27 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D, D1E, D2E, DE;

- Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), xe ô tô chở người giường nằm là đủ 57 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ.

Quyền và trách nhiệm của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ thế nào?

Căn cứ tại Điều 72 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định về quyền và trách nhiệm của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ như sau:

Quyền và trách nhiệm của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ
1. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ có quyền sau đây:
a) Được điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo quy định của Luật này;
b) Được thông báo về căn cứ dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm tra, kiểm soát; nội dung và kết quả kiểm tra, kiểm soát; hành vi vi phạm pháp luật và biện pháp xử lý;
c) Giải trình, khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật;
d) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tuần tra, kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật về tố cáo;
đ) Báo tin, tố giác, phản ánh những trường hợp vi phạm pháp luật.
2. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ có trách nhiệm sau đây:
a) Chấp hành quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
b) Chấp hành hiệu lệnh dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ, yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của lực lượng thực hiện tuần tra, kiểm soát;
c) Hỗ trợ, hợp tác với lực lượng bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong quá trình phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và vi phạm pháp luật khác.

Theo đó, quyền và trách nhiệm của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ bao gồm:

Về quyền:

- Được điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo quy định của Luật này;

- Được thông báo về căn cứ dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm tra, kiểm soát; nội dung và kết quả kiểm tra, kiểm soát; hành vi vi phạm pháp luật và biện pháp xử lý;

- Giải trình, khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật;

- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tuần tra, kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật về tố cáo;

- Báo tin, tố giác, phản ánh những trường hợp vi phạm pháp luật.

Về trách nhiệm:

- Chấp hành quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ;

- Chấp hành hiệu lệnh dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ, yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của lực lượng thực hiện tuần tra, kiểm soát;

- Hỗ trợ, hợp tác với lực lượng bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong quá trình phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và vi phạm pháp luật khác.

*Luật Trật tự, an toàn giao thông 2024 có hiệu lực từ ngày 01/1/2025.

Người lái xe Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Người lái xe
Tham gia giao thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Xe máy đi vào cao tốc bị phạt bao nhiêu 2025? Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ cần đáp ứng những điều kiện gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn sức khỏe về mắt của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng theo Thông tư 36/2024 thế nào?
Pháp luật
Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng theo Thông tư 36/2024 thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ khám sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng theo Thông tư 36/2024 áp dụng từ 2025 gồm những gì?
Pháp luật
Những bệnh không đủ điều kiện sức khỏe thi lái xe theo Thông tư 36/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
Pháp luật
Tốc độ tối đa của xe cơ giới khi tham gia giao thông trên đường bộ (trừ đường cao tốc) từ 2025 là bao nhiêu?
Pháp luật
Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường bộ từ 01 01 2025 là bao nhiêu?
Pháp luật
Điểm mới tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo Thông tư 36/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
Pháp luật
Thông tư 36/2024 quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe như thế nào?
Pháp luật
Những đối tượng được miễn thu phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước quản lý theo Nghị định 130 mới nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người lái xe
156 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người lái xe Tham gia giao thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người lái xe Xem toàn bộ văn bản về Tham gia giao thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào