Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8864:2011 về Mặt đường ô tô - Xác định độ bằng phẳng bằng thước dài 3.0 mét như thế nào?
- Phạm vi áp dụng của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8864:2011 về Mặt đường ô tô - Xác định độ bằng phẳng bằng thước dài 3.0 mét như thế nào?
- Tóm tắt thử nghiệm, thiết bị, dụng cụ đo mặt đường ô tô như thế nào?
- Tiêu chí đánh giá độ bằng phẳng mặt đường ô tô như thế nào?
- Cách tiến hành đo mặt đường ô tô như thế nào?
Phạm vi áp dụng của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8864:2011 về Mặt đường ô tô - Xác định độ bằng phẳng bằng thước dài 3.0 mét như thế nào?
Căn cứ tại Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8864:2011 có nêu rõ phạm vi áp dụng của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8864:2011 về Mặt đường ô tô - Xác định độ bằng phẳng bằng thước dài 3.0 mét như sau:
- Tiêu chuẩn này quy định trình tự đo và đánh giá độ bằng phẳng của bề mặt đường cũng như bề mặt của mỗi lớp kết cấu (nền, móng) đường trong quá trình thi công và nghiệm thu từng đoạn kết cấu nền, mặt đường ô tô bằng phương pháp dùng thước dài 3,0 mét.
- Có thể sử dụng tiêu chuẩn này để nghiệm thu độ bằng phẳng trên từng đoạn hoặc để đánh giá độ bằng phẳng của mặt đường ô tô trong quá trình khai thác một khi không có các phương tiện đo độ bằng phẳng tự hành khác.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8864:2011 về Mặt đường ô tô - Xác định độ bằng phẳng bằng thước dài 3.0 mét như thế nào?
Tóm tắt thử nghiệm, thiết bị, dụng cụ đo mặt đường ô tô như thế nào?
Căn cứ tại Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8864:2011 có nêu rõ tóm tắt thử nghiệm đo mặt đường ô tô - Xác định độ bằng phẳng bằng thước dài 3.0 mét như sau:
Tại vị trí thử nghiệm, đặt thước thẳng dài 3 m trên mặt đường theo hướng song song hoặc vuông góc với trục đường xe chạy. Dùng nêm để lùa vào khe hở giữa mặt đường và cạnh dưới của thước tại các điểm đo cách nhau 50 cm tính từ đầu thước. Xác định khe hở tương ứng với từng chiều cao của nêm làm cơ sở để kiểm tra và đánh giá chất lượng độ bằng phẳng mặt đường.
Căn cứ tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8864:2011 có nêu rõ thiết bị, dụng cụ đo mặt đường ô tô như sau:
- Thước thẳng: thường được chế tạo bằng kim loại không rỉ, dài 3,0 m. Thước phải thẳng, nhẹ, đủ cứng không bị biến dạng trong quá trình thử nghiệm và có đánh dấu tại các điểm đo cách nhau 50 cm tính từ đầu thước
- Con nêm: thường được chế tạo bằng kim loại không rỉ và ít bị mài mòn, hình tam giác có khắc dấu 6 giá trị chiều cao: 3 mm, 5 mm, 7 mm, 10 mm, 15 mm và 20 mm để nhanh chóng đọc được trị số khe hở (mm) giữa mặt đường và cạnh dưới của thước thẳng 3 mét
- Chổi để quét sạch mặt đường, dụng cụ hướng dẫn giao thông (biển báo, côn dẫn hướng, …).
Tiêu chí đánh giá độ bằng phẳng mặt đường ô tô như thế nào?
Căn cứ tại Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8864:2011 có nêu rõ tiêu chí đánh giá độ bằng phẳng mặt đường ô tô như sau:
- Tiêu chí đánh giá, kiểm tra và nghiệm thu độ bằng phẳng theo quy định tại Bảng 1, được phân thành ba (3) mức: rất tốt, tốt và trung bình tùy thuộc vào vị trí lớp kết cấu và vật liệu làm lớp kết cấu.
- Khi kiểm tra và nghiệm thu công trình mặt đường đang làm và vừa làm xong thì áp dụng các tiêu chuẩn đánh giá dưới đây:
+ Đối với đường cao tốc, đường cấp I, cấp II phải đạt mức độ bằng phẳng rất tốt;
+ Đối với đường ô tô các cấp khác phải đạt mức độ bằng phẳng tốt;
CHÚ THÍCH 1:
Đối với tất cả các cấp đường cho phép có 5% số khe hở vượt quá trị số khe hở lớn nhất quy định tương ứng với mức độ bằng phẳng yêu cầu nói trên, nhưng trị số khe hở lớn nhất không được vượt quá 1,4 lần trị số quy định tương ứng.
- Khi đánh giá mặt đường cũ đang sử dụng, nếu độ bằng phẳng đạt mức trung bình thì có thể xem là độ bằng phẳng vẫn còn đạt yêu cầu khai thác.
Bảng 1 - Tiêu chí đánh giá độ bằng phẳng
Cách tiến hành đo mặt đường ô tô như thế nào?
Căn cứ tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8864:2011 có nêu rõ cách tiến hành đo mặt đường ô tô như sau:
- Kiểm tra lại độ thẳng của thước trước mỗi đợt sử dụng. Đặt dụng cụ hướng dẫn giao thông (biển báo, côn dẫn hướng,…) tại vị trí đo, dùng chổi quét sạch mặt đường tại các vị trí đo độ bằng phẳng.
- Tại mỗi vị trí thử nghiệm trên mặt đường hoặc trên bề mặt lớp vật liệu, đặt thước dài 3 m song song tim đường. Dọc theo chiều dài thước, tại các điểm đo cách nhau 50 cm đã xác định trên thước, đẩy nhẹ nhàng con nêm vào khe hở giữa cạnh dưới của thước với mặt đường. Đọc các trị số khe hở tương ứng. Tổng số khe hở với mỗi lần đặt thước đo là 7.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định 163/QĐ-BQP năm 2025 về TTHC thay thế lĩnh vực khen thưởng về Dân quân tự vệ thuộc phạm vi của Bộ Quốc phòng?
- Vì sao thả cá chép cúng ông công ông táo? Khi thả cá chép thả cả túi ni lông có bị phạt hay không?
- Thuế suất chuyển nhượng bất động sản? Các trường hợp áp dụng thuế suất thuế TNCN đối với chuyển nhượng bất động sản?
- Bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025? Tải trọn bộ bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025?
- Cách tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi Xuân Ất Tỵ? Hướng dẫn tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi theo Thông tư 06?