Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7825:2019 (ISO/IEC 15420:2009) về Công nghệ thông tin - Kỹ thuật phân định và thu thập dữ liệu tự động ra sao?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7825:2019 (ISO/IEC 15420:2009) về Công nghệ thông tin - Kỹ thuật phân định và thu thập dữ liệu tự động ra sao?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7825:2019 đặt ra yêu cầu chung đối với các đặc trưng của mã vạch ra sao?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7825:2019 hướng dẫn độ giải mã như thế nào?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7825:2019 (ISO/IEC 15420:2009) về Công nghệ thông tin - Kỹ thuật phân định và thu thập dữ liệu tự động ra sao?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7825:2019 thay thế TCVN 7825:2007.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7825:2019 hoàn toàn tương đương ISO/IEC 15420:2009.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7825:2019 do Tiểu Ban kĩ thuật Tiêu chuẩn TCVN/JTC1/SC31 "Thu thập dữ liệu tự động" biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Công nghệ mã vạch dựa trên việc nhận dạng các dấu hiệu mã hóa dưới dạng vạch và khoảng trống có các kích thước xác định. Có nhiều phương pháp mã hóa thông tin dưới dạng mã vạch, gọi là mã hóa bằng vạch. EAN/UPC là một loại mã vạch. Các quy tắc xác định việc chuyển các kí tự thành các dấu hiệu vạch và khoảng trống, và các đặc trưng quan trọng khác của mỗi mã vạch gọi là quy định kỹ thuật của mã vạch này.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7825:2019 làm tài liệu tham chiếu quy định trong bộ tài liệu “quy định kĩ thuật chung của GS1”. GS1 quản lý hệ thống mã số để đảm bảo các mã phân định được cấp cho từng vật phẩm cụ thể là đơn nhất trên toàn cầu và được xác định theo một cách nhất quán. Lợi ích chủ yếu đối với người sử dụng hệ thống GS1 là có sẵn mã phân định đơn nhất để dùng trong các giao dịch thương mại của họ. Xem Phụ lục C để có toàn cảnh của hệ thống GS1.
CHÚ THÍCH GS1 là một hiệp hội toàn cầu hợp nhất hai tổ chức trước đây có tên là EAN quốc tế và Hội đồng mã thống nhất (UCC - Uniform Code Council).
Các nhà sản xuất thiết bị mã vạch và người dùng công nghệ mã vạch yêu cầu có các quy định kĩ thuật mã vạch được tiêu chuẩn hóa và phát hành rộng rãi để họ có thể tham chiếu khi thiết kế thiết bị và phần mềm.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7825:2019 có phạm vi áp dụng như sau:
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7825:2019 quy định các yêu cầu đối với mã vạch EAN/UPC. Tiêu chuẩn này quy định các đặc tính mã vạch EAN/UPC, mã hóa kí tự dữ liệu, kích thước, dung sai, thuật toán giải mã và các thông số sẽ được xác định bởi ứng dụng. Tiêu chuẩn này quy định các chuỗi tiền tố phân định mã vạch cho mã vạch EAN/UPC.
Nội dung dữ liệu và các quy tắc quản lý sử dụng mã vạch không thuộc phạm vi tiêu chuẩn này mà được quy định trong tài liệu Quy định kĩ thuật chung của GS1 (xem phần thư mục).
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7825:2019 (ISO/IEC 15420:2009) về Công nghệ thông tin - Kỹ thuật phân định và thu thập dữ liệu tự động ra sao? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7825:2019 đặt ra yêu cầu chung đối với các đặc trưng của mã vạch ra sao?
Tại mục 4.1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7825:2019 có quy định các đặc trưng của EAN/UPC là:
- Bộ kí tự mã hóa: chữ số (0 đến 9) tức là các kí tự ASCII từ 48 đến 57 theo ISO 646:
- Loại mã vạch: liên tục;
- Số yếu tố cho mỗi kí tự mã vạch: 4, bao gồm 2 vạch và 2 khoảng trống, mỗi vạch hay khoảng trống rộng 1, 2, 3 hoặc 4 mô đun (các dấu hiệu phụ có số yếu tố khác đi);
- Kí tự tự kiểm tra: có;
- Chiều dài chuỗi dữ liệu mã hóa: cố định (8, 12 hoặc 13 kí tự gồm cả số kiểm tra tùy theo từng loại mã vạch);
- Giải mã theo nhiều hướng: có;
- Số kiểm tra mã vạch: một, bắt buộc (xem A.1);
- Mật độ kí tự mã vạch: 7 mô đun cho một kí tự mã vạch;
- Số yếu tố không dữ liệu, không gồm số kiểm tra hay các vùng trống:
+ 11 mô đun đối với mã vạch EAN-13, EAN-8 và UPC-A;
+ 9 mô đun đối với mã vạch UPC-E.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7825:2019 hướng dẫn độ giải mã như thế nào?
Tại tiểu mục 4.5.2 Mục 4.5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7825:2019 hướng dẫn độ giải như sau:
Độ giải mã kí tự đối với các kí tự mã vạch tiêu chuẩn
Giá trị độ giải mã V phải được tính toán cho mỗi kí tự mã vạch theo bộ {0, 3, 4, 5, 6, 9} như quy định trong TCVN 7626.
Độ giải mã kí tự đối với 1, 2, 7 và 8
Giá trị độ giải mã V được tính toán cho mỗi kí tự mã vạch theo bộ {1, 2, 7, 8}.
Đối với i = 1 và 2 và j = 2, 3, 4:
K = giá trị nhỏ nhất { | ei - RTj | }
V1 = K/(S/14)
Đối với các kí tự 1, 2, 7 hoặc 8 trạng thái lẻ, giá trị V2 được cho bằng:
V2 = [ | (7/S) (chiều rộng kết hợp của cả hai vạch) - 4| ] / (15/13)
Đối với các kí tự 1, 2, 7 hoặc 8 trạng thái chẵn, giá trị V2 được cho bằng:
V2 = [ | (7/S) (chiều rộng kết hợp của cả hai vạch) - 3 | ] / (15/13)
Đối với mỗi kí tự 1, 2, 7 hoặc 8 giá trị độ giải mã V bằng giá trị nào nhỏ hơn trong V1 hoặc V2.
Độ giải mã đối với các dấu hiệu phụ
Giá trị độ giải mã V đối với các dấu hiệu phụ phải được tính toán giống như đối với các kí tự mã vạch tiêu chuẩn (n, k), nhưng sử dụng các giá trị của n, k và S như sau. Vạch ngoài cùng bên trái và dấu hiệu cảnh báo bên phải không được tính gộp vào trong tính toán này.
Đối với các dấu hiệu cảnh báo thường bên trái và bên phải của các mã vạch EAN-13, EAN-8 và UPC-A, n = 2, k = 1; S sẽ là giá trị của S đối với kí tự mã vạch tiếp ngay bên phải hoặc bên trái tương ứng của dấu hiệu cảnh báo thường. Đối với dấu hiệu cảnh báo đặc biệt ở cuối bên phải của mã vạch UPC-E, n = 4, k = 2; S sẽ là giá trị của S đối với kí tự mã vạch ngay sau bên trái của dấu hiệu cảnh báo đặc biệt.
Đối với dấu hiệu cảnh báo trung tâm của mã vạch EAN-13 và UPC-A, n = 4, k = 2. Trước hết, tính V1 đối với bốn yếu tố đầu tiên (khoảng trống - vạch - khoảng trống - vạch) sử dụng giá trị S đối với kí tự mã vạch ở ngay bên trái của dấu hiệu cảnh báo trung tâm; sau đó tính V2 đối với bốn yếu tố cuối cùng (vạch - khoảng trống - vạch - khoảng trống) sử dụng giá trị S đối với kí tự mã vạch ngay bên phải của dấu hiệu cảnh báo trung tâm. Giá trị của V đối với dấu hiệu cảnh báo trung tâm sẽ là giá trị thấp hơn trong V1 và V2.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu đề nghị xử lý kỷ luật áp dụng đối với đoàn viên công đoàn trong tổ chức công đoàn theo Quyết định 684?
- Thông tin gốc về doanh nghiệp là gì? Ngành nghề kinh doanh có được ghi nhận vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp?
- Di dời công trình xây dựng là gì? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép di dời công trình gồm những giấy tờ nào?
- Thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở là gì? Có bao gồm thời hạn sử dụng công trình xây dựng không?
- Tiêu chuẩn trình độ học vấn hội viên Hội Nhà báo Việt Nam? Hội viên nghỉ theo chế độ BHXH thì có được nghỉ sinh hoạt Hội không?