Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6294 : 2007 yêu cầu quy trình kiểm tra cổ chai đối với các chai chứa khí làm bằng thép cácbon hàn?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6294 : 2007 yêu cầu quy trình kiểm tra cổ chai đối với các chai chứa khí làm bằng thép cácbon hàn?
- Quy trình thử áp lực theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6294 : 2007 ra sao?
- Quy trình sửa chữa chai các chứa khí làm bằng thép cácbon hàn được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6294 : 2007?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6294 : 2007 yêu cầu quy trình kiểm tra cổ chai đối với các chai chứa khí làm bằng thép cácbon hàn?
Tại Mục 10 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6294 : 2007 yêu cầu quy trình kiểm tra cổ chai đối với các chai chứa khí làm bằng thép cácbon hàn:
* Ren cổ chai
Khi van được tháo ra, phải kiểm tra ren cổ chai để xác định loại ren (ví dụ 25 E) và bảo đảm rằng chúng
- được làm sạch và có dạng ren đầy đủ
- không có hư hỏng
- không có vết cháy ren
- không có rạn nứt
- không có các khuyết tật khác.
* Các bề mặt khác của cổ chai
Các bề mặt khác của cổ chai cũng phải dược kiểm tra để bảo đảm rằng chúng không có các vết rạn, nứt hoặc các khuyết tật khác, (xem Phụ lục C).
* Ren bên trong cổ chai bị hư hỏng
Khi cần thiết và khi nhà sản xuất hoặc cơ quan thiết kế có thẩm quyền xác nhận rằng kết cấu của cổ chai cho phép thì ren có thể được làm lại hoặc thay đổi loại ren để tạo ra số vòng ren làm việc thích hợp. Sau khi ren lại hoặc thay đổi dạng ren, phải kiểm tra ren bằng thước đo ren thích hợp, ví dụ TCVN 7166 cho ren 25 E.
* Ép chặt vòng và vành cổ chai
Khi vòng/vành cổ được ép chặt, phải tiến hành kiểm tra để bảo đảm rằng nó được kẹp chặt chắc chắn và ren không bị hư hỏng. Chỉ được phép thay đổi vòng cổ chai khi sử dụng qui trình đã được chấp thuận. Nếu phát hiện ra có sự hư hỏng đáng kể đối với vật liệu chai do sự thay thế vòng/vành cổ thì phải xếp chai vào loại không sử dụng được (xem Điều 15).
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6294 : 2007 yêu cầu quy trình kiểm tra cổ chai đối với các chai chứa khí làm bằng thép cácbon hàn? (Hình từ Internet)
Quy trình thử áp lực theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6294 : 2007 ra sao?
Tại Mục 11 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6294 : 2007 yêu cầu về việc thử áp lực đối với các chai chứa khí làm bằng thép cácbon hàn như sau:
- Quy định chung
Phải thử áp lực thủy lực hoặc áp lực khí nén cho mỗi chai.
Cảnh báo - Phải có các biện pháp thích hợp để bảo đảm sự vận hành an toàn và ngăn chặn bất cứ năng lượng nào có thể thoát ra. Cảm thấy rằng, các phép thử bằng khí nén đòi hỏi phải có sự đề phòng nhiều hơn so với các phép thử bằng thủy lực bởi vì bất kể kích thước nào của chai, bất cứ sai sót nào trong quá trình thực hiện phép thử này đều rất dễ dẫn đến sự phá hủy do áp lực của khí. Do đó chỉ được phép tiến hành các phép thử này sau khi bảo đảm rằng các biện pháp an toàn đáp ứng được các yêu cầu về an toàn.
Mỗi chai được đưa vào thử áp lực bằng thủy lực phải sử dụng một chất lỏng thích hợp, thường là nước, làm môi chất thử. Áp suất thử phải theo dấu (tem) được đóng trên chai.
Phép thử này đòi hỏi áp suất trong chai được tăng lên dần tới khi đạt được áp suất thử. Phải giữ áp suất thử trong thời gian tối thiểu là 30 s với chai được ngắt khỏi nguồn cung cấp áp suất, trong thời gian này không được phép có sự giảm áp suất đã đạt được hoặc không có bất cứ dấu hiệu nào về sự rò rỉ. Phải có sự đề phòng thích hợp về mặt an toàn trong quá trình thử.
Sau đây là phương pháp điển hình để tiến hành phép thử. Chai nào không đáp ứng được các yêu cầu của phép thử áp lực thủy lực phải được xếp vào loại không được sử dụng.
- Thiết bị thử
+ Toàn bộ đường ống cứng, đường ống mềm, van, phụ tùng nối ống và các phần cấu thành hệ thống áp lực của thiết bị thử phải được thiết kế để chịu được áp suất ít nhất bằng 1,5 lần áp suất thử lớn nhất của chai được thử.
+ Các áp kế phải là các áp kế dùng trong công nghiệp cấp 1 (sai lệch ± 1 % so với thang đo) có thang đo thích hợp với áp suất thử (ví dụ, EN 837-1 hoặc EN 837-3). Chúng phải được kiểm tra về độ chính xác so với áp kế mẫu đã hiệu chuẩn không ít hơn mỗi tháng một lần. Áp kế mẫu phải được hiệu chuẩn phù hợp với quy định quốc gia. Phải lựa chọn áp kế sao cho áp suất thử ở trong khoảng từ một phần ba đến hai phần ba giá trị có thể đo được trên áp kế.
+ Việc thiết kế và lắp đặt thiết bị, việc nối ghép các chai và các qui trình vận hành phải bảo đảm sao cho tránh được sự giữ lại không khí trong hệ thống khi sử dụng chất lỏng để thử.
+ Không được có rò rỉ của tất cả các mối nối trong hệ thống.
+ Phải lắp đặt thiết bị điều khiển hệ thống thích hợp cho thiết bị thử để bảo đảm rằng không có chai nào chịu tác động của áp suất vượt quá áp suất thử của nó lớn hơn dung sai quy định trong 11.3.3.
- Chuẩn thử
+ Có thể thử nhiều hơn một chai cùng một lúc với điều kiện là chúng phải có cùng một áp suất thử. Nếu không sử dụng các điểm thử riêng thì trong trường hợp có rò rỉ thì phải thử lại tất cả các chai một cách riêng rẽ.
+ Trước khi tác dụng áp suất, bề mặt ngoài của chai phải khô.
+ Áp suất tác dụng không được thấp hơn áp suất thử và không được vượt quá áp suất thử 3 % hoặc 10 bar, chọn giá trị nào thấp hơn.
+ Khi đạt được áp suất thử, chai phải được ngắt khỏi bơm và duy trì áp suất trong thời gian tối thiểu là 30 s.
+ Nếu có sự rò rỉ trong hệ thống áp suất thì phải tiến hành sửa chữa và các chai phải được thử lại.
- Chuẩn chấp nhận
Trong thời gian duy trì áp suất 30 s, áp suất chỉ thị trên áp kế phải giữ không đổi.
Không có sự rò rỉ nhìn thấy được trên toàn bộ bề mặt của chai. Phép kiểm tra này phải được thực hiện trong thời gian duy trì áp suất 30 s. Không được phép có biến dạng dư nhìn thấy được.
Quy trình sửa chữa chai các chứa khí làm bằng thép cácbon hàn được quy định như thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6294 : 2007?
Tại Mục 12 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6294 : 2007 yêu cầu quy trình sửa chữa chai các chứa khí làm bằng thép cácbon hàn:
- Sửa chữa các lỗ nhỏ
Nếu trong quá trình thử áp lực hoặc kiểm tra bên ngoài bằng mắt phát hiện ra sự rò rỉ qua các lỗ nhỏ trong mối hàn thì chai phải được xếp loại không sử dụng được hoặc được sửa chữa bằng hàn (xem 12.3.1). Không được tiến hành sửa chữa khác cho các mối hàn chịu áp lực.
- Các sửa chữa khác
Có thể tiến hành bất cứ các sửa chữa chủ yếu nào khác, bao gồm cả việc loại bỏ các vết lõm và thay thế các vòng chân và vành đai với điều kiện là sự sửa chữa này không làm suy giảm tính toàn vẹn của chai. Phải loại bỏ tất cả các chất ăn mòn (gỉ) trước khi sửa chữa.
- Các yêu cầu cho sửa chữa
+ Phải thực hiện các sửa chữa quy định trong 12.1 và 12.2 theo qui trình xử lý nhiệt ban đầu của nhà sản xuất và do người sửa chữa, phục hồi có năng lực/thẩm quyền tiến hành theo quy trình đã được chấp thuận (phê duyệt) và có tính đến các yêu cầu chế tạo và thử nghiệm của các tiêu chuẩn về thiết kế chai. Cuối cùng chai phải được thử thủy lực phù hợp với Điều 11 và được kiểm tra khi cần thiết đối với việc sử dụng khí.
+ Có thể thực hiện các sửa chữa nhỏ như sửa lại các vành đai bị hư hỏng, các tay cầm v.v... không đòi hỏi đến công việc hàn hoặc gia công nóng trên các phần chịu áp lực với điều kiện là chai vẫn giữ được tính toàn vẹn.
+ Bất cứ hoạt động nào có thể làm cho chiều dầy thành chai giảm xuống dưới chiều dầy thành nhỏ nhất được bảo đảm phải được thực hiện trước các qui trình kiểm tra và thử nghiệm (Xem phụ lục C).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định thay đổi thư ký trước khi mở phiên Tòa hình sự là mẫu nào? Tải mẫu và hướng dẫn viết?
- Mẫu quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung dùng cho Hội đồng xét xử trong tố tụng hình sự? Tải mẫu và hướng dẫn viết?
- Tải mẫu biên bản phiên tòa hình sự giám đốc thẩm mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu biên bản phiên tòa hình sự giám đốc thẩm?
- Thành viên sáng lập quỹ tín dụng nhân dân là cá nhân phải đáp ứng điều kiện gì? Thành viên sáng lập có nghĩa vụ như thế nào?
- Mẫu biên bản nghiệm thu giàn giáo của công trình xây dựng mới nhất? Giàn giáo phải được thiết kế thế nào?