Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5756:2017 về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô và xe máy? Mũ bảo hiểm có mấy loại?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5756:2017 quy định mũ bảo hiểm được phân thành mấy loại?
Căn cứ tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5756:2017 có phân loại các loại mũ bảo hiểm dùng cho người đi mô tô, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện và các loại xe tương tự như sau:
Mũ bảo hiểm được phân thành 4 loại như sau:
- Mũ che nửa đầu: mũ có kết cấu bảo vệ phần đầu phía trên của người đội mũ:
- Mũ che ba phần tư đầu: mũ có kết cấu bảo vệ phần đầu phía trên và một phần đầu phía sau của người đội mũ:
- Mũ che cả đầu và tai: mũ có kết cấu bảo vệ phần phía trên của đầu và vùng tai của người đội mũ:
- Mũ che cả đầu, tai và hàm: mũ có kết cấu bảo vệ phần phía trên của đầu, vùng tai và cằm của người đội mũ:
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5756:2017 về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô và xe máy? Mũ bảo hiểm có mấy loại? (Hình từ internet)
Mũ bảo hiểm đạt chuẩn phải có những bộ phận nào?
Căn cứ tại tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5756:2017 quy định về kết cấu mũ bảo hiểm, mũ bảo hiểm đạt chuẩn phải có những bộ phận sau:
- Vỏ mũ là phần vỏ cứng bên ngoài, có tác dụng ngăn chặn các va đập trực tiếp vào đầu người đội;
- Đệm hấp thụ xung động bên trong thân mũ (đệm bảo vệ) có tác dụng giảm chấn động tới đầu người đội mũ;
- Quai đeo để cố định mũ;
- Lớp vải lót bên trong để đảm bảo dễ chịu cho người sử dụng.
Ngoài ra còn có các phụ kiện không bắt buộc như kính bảo vệ, lưỡi trai, lót cằm, v.v..
Cỡ, thông số và kích thước cơ bản của mũ bảo hiểm được quy định như thế nào?
Tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5756:2017 quy định về cỡ, thông số và kích thước cơ bản của mũ bảo hiểm như sau:
4 Cỡ, thông số và kích thước cơ bản
4.1 Mũ được chế tạo theo 09 cỡ. Các cỡ này phù hợp với 09 cỡ mô hình dạng đầu người (hoặc gọi là đầu giả) dùng để thử nghiệm (gọi là dạng đầu). Thông số và kích thước cơ bản của từng cỡ dạng đầu được quy định trong Phụ lục A và Phụ lục B.
4.2 Dạng đầu người dùng để thử nghiệm mũ có hình dáng và kích thước cơ bản quy định trong Hình 3, Hình 4, Bảng 1. Dạng đầu gồm có:
a) Mặt cơ bản là mặt qui ước đi qua tâm lỗ tai trái, tai phải và mép dưới hốc mắt của đầu người (Hình 3).
b) Mặt chuẩn là mặt phẳng song song với mặt cơ bản, cách mặt cơ bản một đoạn là X.
c) Mặt đối xứng là mặt phẳng vuông góc với mặt cơ bản, chia dạng đầu ra làm 2 phần đối xứng nhau. Hình 4 thể hiện biên dạng đầu trong mặt đối xứng.
d) Điểm A và điểm A' là giao điểm của biên dạng đầu trong mặt đối xứng với mặt phẳng song song với mặt chuẩn, mặt này cách mặt chuẩn một đoạn 12,7 mm về phía trên. Trọng tâm Z của dạng đầu là điểm giữa của AA'.
e) Trục đứng trung tâm là trục đi qua Z và thẳng góc với mặt cơ bản.
f) Vòng đầu là giao tuyến của mặt ngoài dạng đầu với mặt nón có đỉnh là Z, đường sinh là đường thẳng nghiêng một góc 20° so với mặt chuẩn về phía trên.
g) Điểm B và B' là giao điểm của biên dạng đầu trong mặt đối xứng với vòng đầu.
h) Điểm K là giao điểm của mặt cơ bản với biên dạng đầu trong mặt đối xứng ở về phía trước.
i) Phần trên của dạng đầu là phần nằm phía trên của mặt chuẩn, có chiều cao lớn nhất Y. Phần này mô phỏng giống đầu người thật, có hình dạng và kích thước theo quy định trong Phụ lục A và Phụ lục B.
j) Phần dưới của dạng đầu là phần nằm phía dưới mặt chuẩn có chiều cao lớn nhất 114,3 mm. Phần có hình dạng giống đầu người nhưng cho phép vài chỗ có hình dạng khác sao cho phù hợp với việc gá lắp thiết bị thử nghiệm.
k) Dạng đầu được đánh dấu ở các vị trí:
- Giao tuyến của mặt cơ bản với mặt ngoài dạng đầu.
- Biên dạng của mặt ngoài dạng đầu AA' và song song với mặt cơ bản.
- Các điểm K, C, D, E, F.
l) Phạm vi được bảo vệ của các dạng đầu đối với mũ tương đương với cỡ dạng đầu 1, 2 và 3 là phần BCDEFG theo Hình 5. Phạm vi cần được bảo vệ của dạng đầu tương đương với các cỡ dạng đầu 4, 5, 6, 7, 8 và 9 là phần phía trên đường ACDEF theo Hình 6. Kích thước vùng bảo vệ được quy định trong Bảng 2 và Bảng 3.
CHÚ THÍCH: Phạm vi bảo vệ bao gồm cả hai bên dạng đầu.
....
Như vậy, mũ bảo hiểm đạt chuẩn về cỡ, thông số và kích thước cơ bản phải tuân thủ các quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tờ trình về bổ sung cấp ủy và chỉ định chức vụ Bí thư, Phó Bí thư chi bộ? Thẩm quyền chỉ định đích danh?
- Mẫu Quyết định đánh giá xếp loại chất lượng công chức viên chức người lao động? Hướng dẫn soạn thảo Mẫu Quyết định đánh giá xếp loại chất lượng?
- Suất tái định cư tối thiểu có được tính bằng tiền không? Cơ quan nào có thẩm quyền quy định về suất tái định cư tối thiểu?
- Cầm cố thẻ căn cước có thể bị phạt mấy triệu? Không có nơi thường trú, tạm trú làm căn cước được không?
- Người dân tộc thiểu số nông thôn có được hỗ trợ BHYT khi địa bàn sinh sống không còn trong danh sách khu vực 2, 3, thôn đặc biệt khó khăn?