Tiêu chuẩn đối với những người tham gia tổ chức các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia theo Quy chế mới là gì?

Tôi muốn hỏi tiêu chuẩn đối với những người tham gia tổ chức các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia theo Quy chế mới là gì? - câu hỏi của chị D.Q (Xuân Lộc).

Ai được gọi là những người tham gia tổ chức kỳ thi học sinh giỏi quốc gia?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT quy định những người được gọi là người tham gia tổ chức kỳ thi học sinh giỏi quốc gia bao gồm:

Thành viên của Ban Chỉ đạo thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia và của các Hội đồng ra đề thi, Hội đồng coi thi, Hội đồng chấm thi, Hội đồng phúc khảo.

Tiêu chuẩn đối với những người tham gia tổ chức các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia theo Quy chế mới là gì?

Tiêu chuẩn đối với những người tham gia tổ chức các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia theo Quy chế mới là gì?

Những người tham gia tổ chức kỳ thi học sinh giỏi quốc gia phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT quy định như sau:

Tiêu chuẩn đối với những người tham gia tổ chức các kỳ thi
1. Thành viên của Ban Chỉ đạo thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia và của các Hội đồng ra đề thi, Hội đồng coi thi, Hội đồng chấm thi, Hội đồng phúc khảo được gọi là những người tham gia tổ chức kỳ thi.
2. Những người tham gia tổ chức kỳ thi phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sau:
a) Có phẩm chất đạo đức tốt và tinh thần trách nhiệm cao;
b) Nắm vững nghiệp vụ làm công tác thi;
c) Không có vợ, chồng, con, anh, chị, em, cháu ruột hoặc con, anh, chị, em, cháu ruột của vợ (hoặc chồng) hoặc người giám hộ, người đỡ đầu, người được giám hộ, người được đỡ đầu tham dự kỳ thi;
d) Không trong thời gian bị kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Ngoài các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều này, thành viên của các Hội đồng ra đề thi, Hội đồng chấm thi, Hội đồng phúc khảo còn phải là những người có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Theo như quy định trên, tiêu chuẩn đối với những người tham gia tổ chức các kỳ thi bao gồm:

- Có phẩm chất đạo đức tốt và tinh thần trách nhiệm cao;

- Nắm vững nghiệp vụ làm công tác thi;

- Không có vợ, chồng, con, anh, chị, em, cháu ruột hoặc con, anh, chị, em, cháu ruột của vợ (hoặc chồng) hoặc người giám hộ, người đỡ đầu, người được giám hộ, người được đỡ đầu tham dự kỳ thi;

- Không trong thời gian bị kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đồng thời, thành viên các Hội đồng ra đề thi, Hội đồng chấm thi, Hội đồng phúc khảo còn phải là những người có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Công tác chỉ đạo và tổ chức thi học sinh giỏi quốc gia như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT có nêu rõ công tác chỉ đạo và tổ chức thi học sinh giỏi quốc gia như sau:

Công tác chỉ đạo và tổ chức thi
1. Bộ GDĐT chỉ đạo và tổ chức các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia; xem xét, quyết định xử lý những trường hợp đặc biệt liên quan bảo đảm mục đích, yêu cầu tổ chức thi.
2. Hằng năm, Bộ trưởng Bộ GDĐT ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia (gọi tắt là Ban Chỉ đạo thi).
a) Trưởng ban là Thứ trưởng Bộ GDĐT; Phó Trưởng ban là lãnh đạo các đơn vị chức năng liên quan thuộc Bộ GDĐT, trong đó Phó Trưởng ban thường trực là lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng (QLCL); Ủy viên là lãnh đạo một số đơn vị liên quan thuộc Bộ GDĐT, Bộ Công an; Thư ký giúp việc Ban Chỉ đạo thi là công chức, viên chức của các đơn vị liên quan thuộc Bộ GDĐT, Bộ Công an;
b) Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo thi: Giúp Bộ trưởng Bộ GDĐT chỉ đạo triển khai kế hoạch tổ chức thi; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các khâu ra đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo; xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thi, báo cáo Bộ trưởng Bộ GDĐT và các cấp có thẩm quyền về tình hình tổ chức thi.
c) Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Ban Chỉ đạo thi: Trưởng ban chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo thi và tổ chức cho các thành viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này; các Phó Trưởng ban, Ủy viên và Thư ký chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ quyền hạn theo phân công hoặc ủy nhiệm của Trưởng ban.
3. Cục QLCL chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các công việc sau:
a) Xây dựng kế hoạch tổ chức các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia, trình Bộ trưởng Bộ GDĐT phê duyệt;
b) Hướng dẫn tổ chức các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia;
c) Điều động các đơn vị dự thi làm nhiệm vụ coi thi trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia;
d) Tổ chức ra đề thi và bàn giao đề thi đáp ứng yêu cầu tổ chức thi;
đ) Tổ chức coi thi kỳ thi chọn đội tuyển Olympic;
e) Tổ chức chấm thi, phúc khảo các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia.
4. Thanh tra Bộ GDĐT: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra các khâu tổ chức các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia.

Theo đó, công tác chỉ đạo và tổ chức thi được thực hiện theo quy định trên.

Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT sẽ có hiệu lực từ 25/11/2023

Học sinh giỏi quốc gia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Đạt học sinh giỏi quốc gia khối C khi thi đại học khối A có được cộng điểm?
Pháp luật
Tiêu chí và quy trình công nhận cuộc thi Olympic trong thời gian học ở bậc đại học chuẩn Quyết định 3566?
Pháp luật
TP HCM chốt thời gian tổ chức kỳ thi học sinh giỏi lớp 9, lớp 12 cấp thành phố? Địa điểm tổ chức ở đâu? Độ tuổi được tham gia?
Pháp luật
Lịch thi học sinh giỏi HCM năm 2024? Lịch thi học sinh giỏi Thành phố Hồ Chí Minh 2024 chi tiết?
Pháp luật
Thời gian thi chọn học sinh giỏi lớp 12 trung học phổ thông cấp tỉnh và chọn đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia tỉnh Bình Thuận?
Pháp luật
Tổng hợp Đề thi HSG Quốc gia 2024? Lịch thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2023-2024 như thế nào?
Pháp luật
Danh sách 1972 học sinh giỏi quốc gia được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen? Đạt giải trong kỳ thi HSGQG được thưởng bao nhiêu?
Pháp luật
Kết quả thi học sinh giỏi Quốc gia 2024 như thế nào? Tổng số học sinh giỏi Quốc gia năm 2023-2024 tăng cao đúng không?
Pháp luật
Lịch thi học sinh giỏi năm học 2023-2024? Mấy giờ bắt đầu làm bài thi học sinh giỏi năm học 2023-2024?
Pháp luật
Chấm phúc khảo bài thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông thực hiện theo quy trình như thế nào?
Pháp luật
Chủ tịch Hội đồng soạn thảo đề thi cho kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia là ai? Có các nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Học sinh giỏi quốc gia
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
1,178 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Học sinh giỏi quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Học sinh giỏi quốc gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào