Tiêu chuẩn danh hiệu Nhà giáo nhân dân từ 25/5/2024 thế nào? Hồ sơ xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân đối với cá nhân gồm những gì?
Tiêu chuẩn danh hiệu Nhà giáo nhân dân từ 25/5/2024 thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 35/2024/NĐ-CP quy định danh hiệu “Nhà giáo nhân dân” để tặng cho cá nhân trung thành với Tổ quốc, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt thuộc đối tượng sau:
Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục bao gồm:
- Nhà giáo và cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục làm nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục (sau đây gọi chung là nuôi dạy), giảng dạy trong cơ sở giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục;
- Cán bộ quản lý làm nhiệm vụ quản lý tại các cơ quan quản lý giáo dục theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cán bộ quản lý tại cơ quan quản lý giáo dục);
- Cán bộ nghiên cứu giáo dục làm nhiệm vụ nghiên cứu về khoa học giáo dục và đào tạo, giáo dục nghề nghiệp;
- Nhà giáo, cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục, cán bộ quản lý tại cơ quan quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục đã nghỉ hưu theo chế độ bảo hiểm xã hội giữa hai lần xét tặng liền kề với năm xét tặng;
- Nhà giáo, cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục, cán bộ quản lý tại cơ quan quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục đã nghỉ hưu theo chế độ bảo hiểm xã hội tiếp tục là giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý cơ hữu tại các cơ sở giáo dục dân lập và tư thục.
Để được tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân thì các dối tương trên phải đáp ứng tiêu chuẩn là:
- Đã được phong tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú”
- Đạt được các tiêu chuẩn sau:
+ Nhà giáo có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 20 năm trở lên; đối với cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục, cán bộ quản lý tại cơ quan quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục phải có thời gian công tác trong ngành từ 25 năm trở lên, trong đó có từ 15 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.
+ Tâm huyết, tận tụy với nghề, thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách người học; có uy tín về chuyên môn, ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và trong xã hội, là tấm gương sáng, nhà giáo mẫu mực, xuất sắc tiêu biểu trong đổi mới quản lý, nuôi dạy, giảng dạy; có năng lực tham mưu, tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và trong hoạt động bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp; tích cực tham gia các hoạt động xã hội, có đóng góp lớn vì lợi ích cộng đồng, vì sự nghiệp giáo dục và đào tạo; được người học, đồng nghiệp và nhân dân kính trọng.
+ Tài năng sư phạm xuất sắc được quy định với từng đối tượng như sau:
++ Nhà giáo, cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục mầm non không thuộc đối tượng tại điểm g khoản này đạt các tiêu chuẩn sau:
Tác giả 01 sáng kiến được công nhận có hiệu quả áp dụng trong nuôi dạy hoặc quản lý, có khả năng nhân rộng trong bộ, ban, ngành, tỉnh;
Tham gia biên soạn 01 tài liệu bồi dưỡng theo các chương trình bồi dưỡng cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, sở tổ chức hoặc tham gia biên soạn 01 báo cáo chuyên đề tại hội nghị, hội thảo chuyên môn do bộ, ban, ngành, tỉnh, sở tổ chức hoặc 01 lần tham gia biên soạn, phát triển chương trình giáo dục mầm non đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt;
++ Nhà giáo, cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường giáo dưỡng, trường năng khiếu, trường dự bị đại học, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp không thuộc đối tượng tại điểm g khoản này đạt các tiêu chuẩn sau:
Tác giả 01 sáng kiến được công nhận có hiệu quả áp dụng trong giảng dạy hoặc quản lý, có khả năng nhân rộng trong bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc chủ nhiệm 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, bộ đã được nghiệm thu từ mức đạt trở lên;
Tham gia biên soạn 02 tài liệu bồi dưỡng theo các chương trình bồi dưỡng cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, sở tổ chức hoặc tham gia biên soạn 02 báo cáo chuyên đề tại hội nghị, hội thảo chuyên môn do bộ, ban, ngành, tỉnh, sở tổ chức hoặc 02 lần tham gia biên soạn, phát triển chương trình, sách giáo khoa, chương trình các môn học, tài liệu giáo dục địa phương đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cấp liên quan phê duyệt theo thẩm quyền hoặc chủ biên 01 giáo trình hoặc chủ nhiệm 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở trở lên đã được nghiệm thu;
++ Nhà giáo, cán bộ quản lý tại các trường cao đẳng, trung tâm chính trị cấp huyện, trường chính trị tỉnh, cơ sở bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của các bộ, ban, ngành đạt các tiêu chuẩn sau:
Tác giả 02 sáng kiến được công nhận có hiệu quả áp dụng trong giảng dạy hoặc quản lý, có khả năng nhân rộng trong bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc chủ nhiệm 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, bộ đã được nghiệm thu từ mức đạt trở lên;
Tác giả 03 bài báo khoa học; chủ biên 01 giáo trình hoặc chủ trì biên soạn 03 tài liệu bồi dưỡng theo các chương trình bồi dưỡng do bộ, ban, ngành, tỉnh tổ chức;
++ Nhà giáo, cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục đại học, cán bộ nghiên cứu giáo dục đạt các tiêu chuẩn sau:
Chủ nhiệm 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đã được nghiệm thu từ mức đạt trở lên hoặc chủ nhiệm 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, bộ đã được nghiệm thu từ mức đạt trở lên;
Tác giả 10 bài báo khoa học, chủ biên 01 giáo trình, hướng dẫn 02 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ;
++ Cán bộ quản lý tại cơ quan quản lý giáo dục cấp phòng, cấp sở đạt các tiêu chuẩn sau:
Tác giả 03 sáng kiến được công nhận có hiệu quả áp dụng trong nuôi dạy, giảng dạy hoặc quản lý, có khả năng nhân rộng trong bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc chủ nhiệm 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, bộ đã được nghiệm thu từ mức đạt trở lên;
Tham gia biên soạn 02 tài liệu bồi dưỡng theo các chương trình bồi dưỡng cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, sở tổ chức hoặc tham gia biên soạn 02 báo cáo chuyên đề tại hội nghị, hội thảo chuyên môn do bộ, ban, ngành, tỉnh, sở tổ chức;
++ Cán bộ quản lý tại cơ quan quản lý giáo dục cấp tổng cục, bộ, ban, ngành đạt các tiêu chuẩn sau:
Chủ nhiệm 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đã được nghiệm thu từ mức đạt trở lên hoặc chủ nhiệm 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, bộ đã được nghiệm thu từ mức đạt trở lên;
Tác giả 05 bài báo khoa học hoặc chủ biên 01 giáo trình hoặc tham gia soạn thảo 05 văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành;
++ Nhà giáo, cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục đang công tác từ 05 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trường, lớp dành cho người khuyết tật, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập đạt các tiêu chuẩn sau:
Tham gia biên soạn 01 tài liệu bồi dưỡng theo các chương trình bồi dưỡng cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, sở tổ chức hoặc tham gia biên soạn 01 báo cáo chuyên đề tại hội nghị, hội thảo chuyên môn do bộ, ban, ngành, tỉnh, sở tổ chức hoặc tác giả 01 sáng kiến được công nhận có hiệu quả áp dụng trong giảng dạy hoặc quản lý, có khả năng nhân rộng trong bộ, ban, ngành, tỉnh;
Có biện pháp, giải pháp thực hiện hiệu quả trong việc hỗ trợ nuôi dạy, giảng dạy người học có hoàn cảnh đặc biệt vươn lên trong học tập, xây dựng trường lớp, vận động được người học có hoàn cảnh đặc biệt, hoàn cảnh khó khăn đến trường và duy trì sĩ số người học, được cơ quan quản lý cấp trên xác nhận hoặc khen thưởng;
++ Các tiêu chuẩn về tài năng sư phạm xuất sắc quy định tại khoản này được tính quy đổi tương đương đối với các loại thành tích của Phụ lục I, Phụ lục II kèm theo Nghị định 35/2024/NĐ-CP.
+ Có công lao và thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo như sau:
++ Có 01 lần đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh hoặc 01 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh;
01 lần được tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ hoặc 01 lần đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc hoặc 01 lần được tặng thưởng huân chương. Đối với nhà giáo, cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và trường trung cấp có 02 lần được tặng bằng khen theo công trạng cấp bộ, ban, ngành, tỉnh;
++ Các tiêu chuẩn về công lao và thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo quy định tại điểm a khoản này được tính quy đổi tương đương đối với các loại thành tích của Phụ lục I kèm theo Nghị định này.
+ Đối với người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, Chủ tịch Hội đồng đại học, Phó Chủ tịch Hội đồng đại học (nếu có); Chủ tịch Hội đồng trường, Phó Chủ tịch Hội đồng trường (nếu có); Giám đốc, Phó Giám đốc đại học, học viện; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục đại học và tương đương thì tập thể do cá nhân quản lý phải đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” hoặc “Đơn vị tiên tiến” 03 năm liền kề năm đề nghị xét tặng, trong đó có 02 trong số các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng sau:
“Tập thể lao động xuất sắc”; “Đơn vị quyết thắng”; bằng khen theo công trạng cấp bộ, ban, ngành, tỉnh; cờ thi đua bộ, ban, ngành, tỉnh; các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Nhà nước. Trường hợp tập thể không thuộc đối tượng công nhận danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” hoặc “Đơn vị tiên tiến” thì thay thế bằng cờ thi đua bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc bằng khen theo công trạng cấp bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Nhà nước.
Tiêu chuẩn danh hiệu Nhà giáo nhân dân từ 25/5/2024 thế nào? Hồ sơ xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân đối với cá nhân gồm những gì? (Hình từ internet)
Hồ sơ xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân đối với cá nhân gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Nghị định 35/2024/NĐ-CP quy định Hồ sơ xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân đối với cá nhân gồm có các giấy tờ như sau:
Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” theo Mẫu số 01 của Phụ lục III kèm theo Nghị định 35/2024/NĐ-CP và bản sao các minh chứng tương ứng với tiêu chuẩn đề nghị xét tặng sau:
- Giấy xác nhận/chứng nhận hoặc quyết định của cơ quan quản lý có thẩm quyền đối với sáng kiến, bằng độc quyền sáng chế, bằng độc quyền giải pháp hữu ích, bằng bản quyền tác giả;
- Quyết định thành lập hội đồng nghiệm thu; biên bản nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
- Trang bìa giáo trình, sách chuyên khảo có ghi tên tác giả và nhà xuất bản, lời giới thiệu của nhà xuất bản (nếu có), quyết định thành lập hội đồng thẩm định, quyết định phê duyệt của nhà trường đưa giáo trình, sách chuyên khảo vào sử dụng tại cơ sở đào tạo;
- Quyết định phân công và bìa tài liệu bồi dưỡng, tập bài giảng, tài liệu huấn luyện, chương trình bồi dưỡng, chuyên đề giảng dạy, báo cáo chuyên đề, báo cáo kiến nghị, chương trình, đề án có xác nhận của cấp có thẩm quyền; danh mục bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước hoặc quốc tế và kỷ yếu khoa học hội thảo quốc gia, quốc tế có phản biện, trang bìa tạp chí, kỷ yếu hội thảo có ghi tên tác giả;
- Quyết định hướng dẫn nghiên cứu sinh, học viên cao học, bác sĩ chuyên khoa cấp II, bác sĩ nội trú; quyết định công nhận cấp bằng tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II, bác sĩ nội trú;
- Quyết định cử tham gia bồi dưỡng người học tham dự các kỳ thi quốc gia, quốc tế của cấp có thẩm quyền; tham gia biên soạn chương trình, sách giáo khoa, xây dựng chương trình môn học, tài liệu giáo dục địa phương;
- Quyết định tham gia soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật; văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành;
- Giấy xác nhận các tác phẩm đã được trưng bày, biểu diễn, công diễn, dàn dựng, phát sóng;
- Giấy chứng nhận giải thưởng; bằng chứng nhận hoặc quyết định các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng có liên quan;
- Công hàm hoặc hợp đồng mời giảng dạy của cơ sở giáo dục nước ngoài có ghi rõ thời gian làm chuyên gia và quyết định cử đi làm chuyên gia giáo dục ở nước ngoài của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.
Cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân” gửi 01 hồ sơ quy định trên bằng hình thức trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính về cơ quan, đơn vị đang công tác hoặc cơ quan, đơn vị đã công tác trước khi về nghỉ hưu theo chế độ bảo hiểm xã hội.
Cá nhân được phong tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân" có quyền lợi và nghĩa vụ ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 35/2024/NĐ-CP quy định cá nhân được phong tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dâ có quyền lơi và nghĩa vụ như sau:
- Cá nhân được phong tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” được nhận Huy hiệu, Bằng chứng nhận của Chủ tịch nước, tiền thưởng và các quyền lợi theo quy định của pháp luật.
- Có nghĩa vụ giữ gìn hiện vật được khen thưởng.
- Tiếp tục phát huy phẩm chất đạo đức, không ngừng hoàn thiện tri thức và tài năng sư phạm, hoạt động chuyên môn, là tấm gương sáng cho người học và đồng nghiệp noi theo.
Nghị định 35/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25 tháng 5 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học thế nào? Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học ra sao?
- Viết bài văn về bạo lực học đường ngắn gọn? Biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường như thế nào?
- Dự án đầu tư kinh doanh được tổ chức đấu thầu quốc tế có tổng vốn đầu tư tối thiểu là bao nhiêu?
- Giá trị bảo đảm dự thầu được quy định như thế nào đối với gói thầu hỗn hợp? Các biện pháp bảo đảm dự thầu?
- 05 Không dành cho Hình ảnh khỏa thân phim 18+ xét theo tiêu chí về khỏa thân, tình dục trong Thông tư 05?