Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm có bắt buộc phải có trong hồ sơ mời thầu hay không?
- Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm có bắt buộc phải có trong hồ sơ mời thầu hay không?
- Có cần chuẩn bị tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm khi gửi hồ sơ dự thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ hay không?
- Thiếu tài liệu về năng lực kinh nghiệm khi dự thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ thì có được bổ sung hay không?
- Năng lực kinh nghiệm khi dự thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được đánh giá theo tiêu chuẩn nào?
Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm có bắt buộc phải có trong hồ sơ mời thầu hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Nghị định 63/2014/NĐ-CP có quy định như sau:
Lập hồ sơ mời thầu
…
2. Hồ sơ mời thầu phải quy định về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất); tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá). Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
Theo đó, hồ sơ mời thầu phải quy định về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu phải có bao gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm.
Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm có bắt buộc phải có trong hồ sơ mời thầu hay không? (Hình từ Internet)
Có cần chuẩn bị tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm khi gửi hồ sơ dự thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Nghị định 63/2014/NĐ-CP có quy định như sau:
Đánh giá hồ sơ dự thầu
1. Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu, bao gồm:
a) Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ dự thầu;
b) Kiểm tra các thành phần của hồ sơ dự thầu, bao gồm: Đơn dự thầu, thỏa thuận liên danh (nếu có), giấy ủy quyền ký đơn dự thầu (nếu có); bảo đảm dự thầu; các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ; tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm; đề xuất về kỹ thuật; đề xuất về tài chính và các thành phần khác thuộc hồ sơ dự thầu;
c) Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu.
Theo đó, tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm là thành phần bắt buộc thuộc bộ hồ sơ dự thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ. Do đây là một trong những căn cứ được kiểm tra tính hợp lệ và là tài liệu để làm rõ việc có hay không phù hợp với tiêu chuẩn của nhà thầu.
Thiếu tài liệu về năng lực kinh nghiệm khi dự thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ thì có được bổ sung hay không?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 63/2014/NĐ-CP có quy định như sau:
Làm rõ hồ sơ dự thầu
1. Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu. Trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm. Đối với các nội dung đề xuất về kỹ thuật, tài chính nêu trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu, việc làm rõ phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu.
2. Trường hợp sau khi đóng thầu, nếu nhà thầu phát hiện hồ sơ dự thầu thiếu các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì nhà thầu được phép gửi tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của mình. Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà thầu để xem xét, đánh giá; các tài liệu bổ sung, làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm được coi như một phần của hồ sơ dự thầu.
3. Việc làm rõ hồ sơ dự thầu chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà thầu có hồ sơ dự thầu cần phải làm rõ và phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi bản chất của nhà thầu tham dự thầu. Nội dung làm rõ hồ sơ dự thầu phải thể hiện bằng văn bản và được bên mời thầu bảo quản như một phần của hồ sơ dự thầu.
Theo đó, khi thiếu tài liệu về năng lực kinh nghiệm khi dự thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ thì ở cả thời điểm sau khi mở thầu hay đóng thầu nhà thầu vẫn có thể được phép gửi tài liệu bổ sung.
Ngoài ra lưu ý là về nguyên tắc thì việc làm rõ hồ sơ dự thầu này chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà thầu có hồ sơ dự thầu cần phải làm rõ và phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi bản chất của nhà thầu tham dự thầu. Nội dung làm rõ hồ sơ dự thầu phải thể hiện bằng văn bản và được bên mời thầu bảo quản như một phần của hồ sơ dự thầu.
Năng lực kinh nghiệm khi dự thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được đánh giá theo tiêu chuẩn nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 18 Nghị định 63/2014/NĐ-CP có quy định như sau:
Đánh giá hồ sơ dự thầu
…
3. Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm:
a) Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;
b) Nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu được xem xét, đánh giá về kỹ thuật.
Tùy từng trường hợp mà hồ sơ mời thầu sẽ quy định khác nhau về tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu.
Theo đó, việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm khi dự thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ sẽ được căn cứ vào quy định trong hồ sơ mời thầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?