Tiêu chuẩn của trợ giúp viên pháp lý hạng II từ ngày 20/10/2022? Điều kiện xét thăng hạng lên viên chức trợ giúp viên pháp lý hạng II?
- Trợ giúp viên pháp lý hạng II sẽ thực hiện những nhiệm vụ gì trong thời gian tới?
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của trợ giúp viên pháp lý hạng II là gì?
- Muốn xét thăng hạng lên viên chức trợ giúp viên pháp lý hạng II phải đảm bảo điều kiện gì trong thời gian tới?
- Trợ giúp viên pháp lý phải đáp ứng tiêu chuẩn gì về đạo đức nghề nghiệp?
Trợ giúp viên pháp lý hạng II sẽ thực hiện những nhiệm vụ gì trong thời gian tới?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 6 Thông tư 05/2022/TT-BTP quy định như sau:
Trợ giúp viên pháp lý hạng II - Mã số: V02.01.01
1. Nhiệm vụ
a) Thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý;
b) Thẩm định chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý của trợ giúp viên pháp lý hạng II, trợ giúp viên pháp lý hạng III, người thực hiện trợ giúp pháp lý khác theo phân công của Lãnh đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước;
c) Đánh giá hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng để xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công của trợ giúp viên pháp lý hạng II, trợ giúp viên pháp lý hạng III, người thực hiện trợ giúp pháp lý khác theo phân công;
d) Nghiên cứu, xây dựng hoặc tổ chức thực hiện văn bản, chương trình, kế hoạch trợ giúp pháp lý; tham gia xây dựng các văn bản, chương trình, kế hoạch trợ giúp pháp lý được phân công;
đ) Tổ chức biên tập hoặc tham gia biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;
e) Tổ chức hoặc tham gia bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ và kỹ năng trợ giúp pháp lý cho trợ giúp viên pháp lý hạng III và người thực hiện trợ giúp pháp lý khác;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác được phân công.
Theo như quy định trên thì trợ giúp viên pháp lý hạng II sẽ thực hiện một số nhiệm vụ như trợ giúp pháp lý, thẩm định chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý của trợ giúp viên pháp lý hạng II, hạng III; đánh giá hiệu quả việc trợ giúp pháp lý, nghiên cứu, xây dựng chương trình trợ giúp pháp lý,...
Tiêu chuẩn của trợ giúp viên pháp lý hạng II từ ngày 20/10/2022? Điều kiện xét thăng hạng lên viên chức trợ giúp viên pháp lý hạng II?
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của trợ giúp viên pháp lý hạng II là gì?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 6 Thông tư 05/2022/TTBTP quy định về tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của trợ giúp viên pháp lý hạng II như sau:
- Nắm vững và có năng lực vận dụng các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác trợ giúp pháp lý;
- Có kiến thức, hiểu biết về hệ thống pháp luật và chuyên sâu về lĩnh vực pháp luật được phân công;
- Thực hiện thành thạo các nghiệp vụ trợ giúp pháp lý; triển khai có hiệu quả các hoạt động trợ giúp pháp lý;
- Được Cục Trợ giúp pháp lý xác nhận đã thực hiện ít nhất 01 vụ việc tham gia tố tụng thành công;
- Có năng lực hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng trợ giúp pháp lý cho trợ giúp viên pháp lý hạng III và người thực hiện trợ giúp pháp lý khác;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm;
Theo đó, viên chức trợ giúp viên pháp lý hạng II phải có kiến thức, hiểu biết về hệ thống pháp luật, thành thạo nghiệp vụ trợ giúp pháp lý, được Cục trợ giúp pháp lý xác nhận đã thực hiện từ 01 vụ việc tham gia tố tụng thành công,... thì sẽ đảm bảo tiêu chuẩn về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định trên.
Muốn xét thăng hạng lên viên chức trợ giúp viên pháp lý hạng II phải đảm bảo điều kiện gì trong thời gian tới?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 6 Thông tư 05/2022/TTBTP quy định về điều kiện xét thăng hạng hoặc dự thi lên hạng viên chức trợ giúp viên pháp lý hạng II như sau:
- Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng II phải có thời gian giữ chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng III hoặc tương đương từ đủ 09 năm cộng dồn (108 tháng trở lên, trong đó thời gian giữ chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng III tối thiểu đủ 01 năm cộng dồn (12 tháng), tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Như vậy, cá nhân phải giữ chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng III hoặc tương đương từ 9 năm cộng dồn trở lên và trong 9 năm đó thì có ít nhất 1 năm cộng dồn giữ chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng III tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ.
Trợ giúp viên pháp lý phải đáp ứng tiêu chuẩn gì về đạo đức nghề nghiệp?
Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 05/2022/TT-BTP quy định về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của trợ giúp viên pháp lý như sau:
- Thực hiện theo các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của viên chức Ngành Tư pháp.
- Thực hiện theo các quy định, quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý.
Như vậy, trợ giúp viên pháp lý phải tuân theo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của viên chức ngành tư pháp và tuân thủ các quy định, quy tắc hành nghề trợ giúp pháp lý.
Thông tư 05/2022/TT-BTP sẽ có hiệu lực từ ngày 20/10/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tra cứu mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025? Mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 thế nào?
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?
- Quà tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân không? Cách tính số thuế từ quà tặng?
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?