Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thanh tra viên cao cấp là gì? Thanh tra viên cao cấp bị miễn nhiệm trong trường hợp nào?
Chức trách của Thanh tra viên cao cấp được xác định ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 97/2011/NĐ-CP về Thanh tra viên và công tác viên thanh tra như sau:
Tiêu chuẩn ngạch thanh tra viên cao cấp
1. Chức trách:
Thanh tra viên cao cấp là công chức chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan Thanh tra Chính phủ, Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thực hiện quyết định thanh tra và các nhiệm vụ khác của cơ quan thanh tra nhà nước. Thanh tra viên cao cấp được giao trực tiếp chủ trì thanh tra các vụ việc có quy mô lớn, tình tiết rất phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực; khi tiến hành thanh tra phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp về nhiệm vụ được giao.
Theo đó, chức trách của Thanh tra viên được xác định như sau:
- Thực hiện quyết định thanh tra và các nhiệm vụ khác của cơ quan thanh tra nhà nước;
- Trực tiếp chủ trì thanh tra các vụ việc có quy mô lớn, tình tiết rất phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực;
- Khi tiến hành thanh tra phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp về nhiệm vụ được giao.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thanh tra viên cao cấp là gì? Thanh tra viên cao cấp bị miễn nhiệm trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thanh tra viên cao cấp gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 41 Luật Thanh tra 2022, tiêu chuẩn bổ nhiệm Thanh tra viên cao cấp được quy định như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên cao cấp
1. Đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại Điều 39 của Luật này.
2. Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên cao cấp và chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
3. Có thời gian giữ ngạch thanh tra viên chính hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm.
4. Trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch hoặc được xét nâng ngạch từ thanh tra viên chính lên thanh tra viên cao cấp hoặc được xét chuyển ngạch theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
Dẫn chiếu đến Điều 39 Luật Thanh tra 2022 như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên
1. Là công chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu, trừ trường hợp Chính phủ quy định khác đối với Thanh tra viên của cơ quan thanh tra được thành lập theo quy định của luật hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Luật này.
2. Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt; có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan.
3. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, có kiến thức quản lý nhà nước và am hiểu pháp luật; đối với Thanh tra viên trong lĩnh vực chuyên ngành còn phải có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành đó.
4. Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên và chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
5. Có ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra không kể thời gian tập sự hoặc có ít nhất 05 năm công tác trở lên đối với cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác chuyển sang cơ quan thanh tra.
Như vậy, để trở thành Thanh tra viên cao cấp, công chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu cần phải đáp ứng đủ những tiêu chuẩn nêu trên.
Miễn nhiệm Thanh tra viên cao cấp khi nào?
Về các trường hợp miễn nhiệm, khoản 1 Điều 42 Luật Thanh tra 2022 quy định như sau:
Miễn nhiệm Thanh tra viên
1. Việc miễn nhiệm Thanh tra viên được thực hiện trong trường hợp sau đây:
a) Nghỉ hưu, thôi việc, chuyển ngành;
b) Vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao;
c) Bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
d) Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 8 của Luật này;
đ) Không hoàn thành nhiệm vụ 01 năm ở ngạch được bổ nhiệm;
e) Người được bổ nhiệm vào ngạch có hành vi gian lận trong kỳ thi nâng ngạch hoặc kê khai không trung thực trong hồ sơ bổ nhiệm vào ngạch;
g) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
Trong đó, các hành vi bị nghiêm cấp được quy định Điều 8 Luật Thanh tra 2022 bao gồm:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra
1. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; lạm quyền trong quá trình tiến hành thanh tra.
2. Thanh tra không đúng thẩm quyền, không đúng với nội dung quyết định thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra đã được phê duyệt.
3. Cố ý không ra quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật phải tiến hành thanh tra; bao che cho đối tượng thanh tra; cố ý kết luận sai sự thật; kết luận, quyết định, xử lý trái pháp luật; không kiến nghị khởi tố và chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm được phát hiện qua thanh tra đến cơ quan điều tra để xem xét, quyết định việc khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật.
4. Đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ trong hoạt động thanh tra.
5. Tiết lộ thông tin, tài liệu liên quan đến cuộc thanh tra khi kết luận thanh tra chưa được công khai.
6. Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra; tác động làm sai lệch kết quả thanh tra, kết luận, kiến nghị thanh tra.
7. Không cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cung cấp không kịp thời, không đầy đủ, không trung thực, thiếu chính xác; chiếm đoạt, tiêu hủy tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra.
8. Chống đối, cản trở, mua chuộc, đe dọa, trả thù, trù dập người tiến hành thanh tra, người thực hiện giám sát, người thực hiện thẩm định, người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; gây khó khăn cho hoạt động thanh tra.
9. Hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của luật.
Như vậy, Thanh tra viên cao cấp sẽ bị miễn nhiệm nếu thuộc 1 trong 07 trường hợp nêu trên.
Luật Thanh tra 2022 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?