Thường xuyên đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức là giải pháp đánh giá tổng thể chính sách cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030?

Vừa qua tôi nghe sơ qua về chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 do Chính phủ ban hành. Vậy nên tôi muốn hỏi rằng chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 do Chính phủ ban hành được thực hiện dựa trên những giải pháp gì?

Quy định về mục tiêu chung trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030?

Theo Mục II Điều 1 Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2021, quy định:

Tiếp tục xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân, trên cơ sở những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân trong giai đoạn 2021 - 2030.

Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 được thực hiện dựa trên những giải pháp gì?

Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 được thực hiện dựa trên những giải pháp gì?

Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 do Chính phủ ban hành được thực hiện dựa trên những giải pháp gì?

Căn cứ Mục IV Điều 1 Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2021, theo đó quy định như sau:

- Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành việc triển khai thực hiện cải cách hành chính từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đến các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.

Tăng cường vai trò, trách nhiệm, năng lực của cơ quan thường trực cải cách hành chính của Chính phủ và các cơ quan chủ trì triển khai các nội dung cải cách hành chính trong Chương trình. Có cơ chế phân công, phối hợp thống nhất, rõ thẩm quyền, trách nhiệm cụ thể giữa các cơ quan chủ trì triển khai các nội dung cải cách hành chính để bảo đảm Chương trình được triển khai đồng bộ, thống nhất theo lộ trình và mục tiêu đã đề ra.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo thống nhất việc thực hiện Chương trình trong phạm vi quản lý của mình; xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả nhiệm kỳ công tác; xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể trong từng thời gian, từng lĩnh vực; phân công rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức và cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chương trình. Gắn việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính hàng năm với đánh giá trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, quản lý của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị. Coi trọng công tác thi đua, khen thưởng trong cải cách hành chính.

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, người dân, doanh nghiệp và xã hội.

Cải cách hành chính không chỉ là công việc riêng của hệ thống hành chính, mà là yêu cầu chung của toàn xã hội. Vì vậy, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin để mọi cán bộ, công chức và người dân nhận thức đúng, đồng thuận, chấp hành các chủ trương, chính sách, nội dung cải cách hành chính của Đảng, Nhà nước. Tăng cường sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, người dân, doanh nghiệp trong việc giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt động của các cơ quan hành chính, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi nhiệm vụ, công vụ. Cần phải tiếp tục sử dụng công cụ, biện pháp thiết thực để phát huy dân chủ, thực hiện quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy hành chính, như tăng cường lấy ý kiến người dân đối với việc xây dựng thể chế, chính sách, đánh giá tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ, công chức; lấy sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với chất lượng cung cấp dịch vụ công là thước đo chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước.

- Bố trí đủ nguồn tài chính và nhân lực cho cải cách hành chính.

Huy động và bố trí đủ cán bộ, công chức, viên chức có năng lực xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính. Nâng cao năng lực nghiên cứu và chỉ đạo của các cơ quan có trách nhiệm giúp Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ công chức trực tiếp tham mưu nhiệm vụ cải cách hành chính của các bộ, ngành, địa phương. Ưu tiên bố trí nguồn lực tài chính để triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính.

- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính gắn với tạo động lực cải cách trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đi liền với các chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân. Tạo động lực cải cách bên trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức bằng nhiều biện pháp, như: Đề cao trách nhiệm cá nhân trong thực thi công vụ; quan tâm đến nâng cao lợi ích của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức bằng chính sách lương, thưởng thoả đáng; đổi mới phương thức đánh giá cán bộ, công chức, viên chức dựa trên kết quả công việc; cơ chế, chính sách khuyến khích về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực và tạo cơ hội thăng tiến, phát triển cho những cá nhân có trách nhiệm, đổi mới, sáng tạo trong thực hiện cải cách hành chính.

- Đổi mới phương pháp theo dõi, đánh giá định kỳ kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính; thường xuyên đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức.

Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá kết quả cải cách hành chính hàng năm của cơ quan hành chính các cấp; đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tổ chức đánh giá, xác định Chỉ số cải cách hành chính hàng năm của các cơ quan hành chính theo hướng toàn diện, đa chiều, công khai, minh bạch, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong đánh giá.

Thường xuyên khảo sát sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước các cấp dưới nhiều hình thức khác nhau, trên các nội dung quản lý nhà nước khác nhau, như ban hành cơ chế, chính sách pháp luật; tổ chức thực thi pháp luật; cung cấp dịch vụ công... của cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin, truyền thông trong khảo sát trực tuyến người dân, tổ chức để cung cấp thông tin thường xuyên, liên tục, kịp thời về tình hình phục vụ của các cơ quan hành chính cho Chính phủ và chính quyền các cấp ở địa phương.

- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, truyền thông, công nghệ số trong hoạt động của cơ quan hành chính nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động, chất lượng phục vụ của các cơ quan hành chính.

Kinh phí thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030?

Căn cứ Mục V Điều 1 Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2021, theo đó quy định như sau:

- Kinh phí thực hiện Chương trình được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình trong dự toán ngân sách hàng năm được cấp có thẩm quyền giao.

- Khuyến khích việc huy động theo quy định của pháp luật các nguồn kinh phí ngoài ngân sách trung ương để triển khai Chương trình.

Cải cách hành chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chỉ số PAR Index là gì? Cơ quan nào chủ trì nhiệm vụ khảo sát trực tuyến đánh giá cải cách hành chính phục vụ chấm điểm, xác định Chỉ số PAR Index?
Pháp luật
Trọng tâm cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2030 của Chính phủ là gì? Mục tiêu của trọng tâm cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2030?
Pháp luật
Nhiệm vụ về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước của tỉnh Bình Thuận theo Kế hoạch số 4912/KH-UBND?
Pháp luật
Mục tiêu hàng năm về cải cách thể chế của tỉnh Bình Thuận theo Kế hoạch 3612/KH-UBND là gì? Nhiệm vụ cụ thể về cải cách thể chế ra sao?
Pháp luật
Kết quả chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX 2023)? Bảng xếp hạng PAR INDEX 2023 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thế nào?
Pháp luật
Ban chỉ đạo cải cách Hành chính của Chính phủ gồm những ai? Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo này?
Pháp luật
06 hình thức tuyên truyền cải cách hành chính của Bộ Nội vụ trong Quyết định 35/QĐ-BNV 2024 thế nào?
Pháp luật
Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo cải cách Hành chính của Chính phủ theo quyết định mới nhất của Chính phủ?
Pháp luật
Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ rà soát, sắp xếp lại số lượng cán bộ, công chức cấp xã có đúng không?
Pháp luật
Ban chỉ đạo Cải cách hành chính Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc theo nguyên tắc nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cải cách hành chính
1,403 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cải cách hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cải cách hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào